'Sắp có khung giá điện cho năng lượng tái tạo'

Kỳ Thư - 19/11/2022 10:10 (GMT+7)

(VNF) - Thông tin về cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, cho biết cuối tháng 11, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá điện cho các dự án điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

VNF
Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá điện cho các dự án điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

“Thách thức với năng lượng tái tạo là cần nguồn vốn đầu tư lớn”

Phát biểu tại tọa đàm “Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo”, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (NLTT), Bộ Công Thương, cho biết các năm 2019, 2020 và 2021, sản lượng điện phát từ nguồn điện năng lượng tái tạo đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh, 10,994 tỷ kWh và gần 30 tỷ kWh.

Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của EVN thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 - 21.000 tỷ đồng).

Cũng theo ông Hùng, thách thức với năng lượng tái tạo là nguồn vốn đầu tư để thực hiện lớn. Ước tính giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện lực khoảng 104,7 - 142,2 tỷ USD.

Thêm vào đó, tỷ lệ dự phòng thô của hệ thống khá cao do các nguồn điện chạy nền không còn được phát triển, thay vào đó là các nguồn điện gió có thời gian vận hành thấp hơn, dẫn tới tăng chi phí đầu tư nguồn điện.

“Một số công nghệ chưa thương mại hóa (công nghệ sử dụng hydrogen, amoniac xanh). Giai đoạn 2021-2030, tổng diện tích đất dành cho các công trình điện khoảng 103.000ha, trong đó thủy điện khoảng 55.000ha, điện gió trên bờ khoảng 5.400ha”, ông Hùng thông tin.

Về thông tin nhà đầu tư rất quan tâm là cơ chế giá cho các dự án NLTT chuyển tiếp, ông Phạm Nguyên Hùng cho biết cuối tháng 11, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá điện cho các dự án điện NLTT chuyển tiếp.

Trước đó, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 15 về nguyên tắc xây dựng khung giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Dự kiến từ ngày 25 – 30/11/2022, Bộ Công Thương sẽ thẩm định xong khung giá cho các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Trên cơ sở khung giá, EVN đàm phán với các chủ đầu tư. Hiện có khoảng 4.000MW đối tượng chuyển tiếp điện gió và điện mặt trời.

Về vấn đề vì sao từ nay đến năm 2030 không phát triển thêm điện mặt trời, ông Hùng cho hay  dự thảo Quy hoạch điện 8 (bản mới nhất) sẽ bổ sung 726MW điện mặt trời tập trung, trong đó hơn 400MW đã xong, 300MW đang làm dở; còn hơn 1.600MW đã có quy hoạch nhưng chưa đầu tư có thể bị loại bỏ tại quy hoạch mới.

Quy hoạch điện 7 (điều chỉnh) cho thấy các dự án điện mặt trời tập trung (có thể bị loại bỏ trong Quy hoạch điện 8) có vị trí phụ tải thấp nên để phát triển tiếp phải đầu tư lớn lưới điện, trong khi ổn định hệ thống thống đã đạt giới hạn. Còn sau năm 2030 điều kiện truyền tải, lưới điện đầu tư đã tốt hơn nên có điều kiện để phát triển thêm điện mặt trời mà không cần đầu tư quá lớn.

Gỡ bỏ nút thắt truyền tải

Cũng về câu chuyện năng lượng tái tạo, ông Hoàng Mạnh Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà, nêu quan điểm Chính phủ khuyến khích nhưng sau đó chưa có cơ chế chuyển tiếp gây lãng phí nguồn lực. Nhìn rõ nút thắt NLTT là ở truyền tải. Theo đó, đối với truyền tải điện, nhà nước cần tăng vai trò, quản lý, khuyến khích nhà đầu tư tham gia.

“Như viễn thông, trước đây chỉ có MobiFone nên không có tính cạnh tranh, sau đó là các nhà mạng khác mới, nhờ vậy điện thoại trở nên phổ biến. Nên đa dạng nhà đầu tư truyền tải điện. Ví dụ nhà phát triển vận hành trục chính, còn lại các dự án đấu nối thì nên để xã hội hóa. Nhà sản xuất có thể vừa đầu tư, vừa sử dụng, lưu trữ và bán điện”, ông Tân nêu.

Ngoài ra, theo ông Tân, người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu tự sản tự tiêu, lỗ khoảng 20% nhưng lắp pin lưu trữ thì đắt, khi thừa lại không bán được do chưa có cơ chế dẫn tới lãng phí. Do vậy, cần có cơ chế chính sách để điện mặt trời mái nhà đấu nối và có thỏa thuận mua bao nhiều phần trăm và có giá khung (phải minh bạch, rõ ràng) thì giải quyết được vấn đề tự sản tự tiêu.

Ông Phạm Minh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), cho biết việc nghiên cứu, xây dựng luật về năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Trong khi chưa có luật, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách phát triển điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết trong bối cảnh cơ chế giá FIT đã hết thời hạn áp dụng.

“Việc này càng quan trọng đối với điện gió ngoài khơi với tiềm năng và lợi thế lớn nhưng là lĩnh vực mới và có nhiều đặc thù so với điện gió trên bờ”, ông Hùng nói.

Theo ông Phạm Minh Hùng, các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm đến các cơ chế chính sách phát triển NLTT trong thời gian tới nên việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách sẽ phải đẩy nhanh hơn nữa để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi Quy hoạch điện 8 (với các mục tiêu, kế hoạch phát triển NLTT) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.