'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 29/7, Chính phủ Nga ra thông báo cho biết nước này “đã tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến cho đến ngày 31/12/2023”. Theo thông báo, quyết định được đưa nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.
Nước Nga vốn nổi tiếng với lúa mỳ nhưng gạo vẫn được trồng, chủ yếu ở các vùng phía Tây Nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan.
Trước đó chỉ một ngày, Bộ Kinh tế UAE thông báo dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả loại gạo. UAE cũng cấm tái xuất khẩu gạo được nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7.
Động thái của Nga và UAE được đưa ra sau khi Tổng cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, mới đây ra quyết định cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á).
Nước này đã trải qua vụ mùa thất bát vì mưa gió kéo dài khiến giá gạo trong nước tăng cao, gây nguy cơ mất an ninh lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ấn Độ hiện chiếm hơn 40% thị phần gạo toàn cầu. Do đó, việc nước này ngưng xuất khẩu gạo khiến thị trường thế giới chao đảo vì đột nhiên bị thiếu hụt nguồn cung đến gần phân nửa.
Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ diễn ra trong thời điểm giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua trong bối cảnh thế giới đang gia tăng lo ngại về nguồn cung nông sản do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Nino, vốn khiến nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu, và thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen bị đình trệ, cũng như tình hình xung đột ở Ukraine.
Việc loạt nước hạn chế xuất khẩu gạo làm dấy lên lo ngại về nguồn cung mặt hàng chủ lực này khiến giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng vọt, lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong tuần qua.
Cụ thể, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên mức 550 - 575 USD/tấn, từ mức 515 – 525 USD/tấn của trung tuần tháng 7. Đây đang là mặt bằng giá xuất khẩu cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây của gạo Việt Nam.
Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao do nhiều đầu mối và doanh nghiệp gom hàng. Hiện, các thị trường Trung Quốc, Philipines, Indonesia đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo Việt Nam.
Nhiều thương nhân quốc tế nhận định giá gạo xuất khẩu khu vực châu Á, đặc biệt là của Thái Lan và Việt Nam, có thể tăng lên tới 600 USD/tấn; thậm chí các loại gạo chất lượng cao sẽ đạt mức trung bình 700 USD/tấn.
Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu gạo đạt hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng ước đạt 539 USD một tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2022 - mức cao nhất 10 năm qua. |
Xem thêm >> Thêm nhiều nước ‘quay lưng’ với USD, đẩy mạnh sử dụng nhân dân tệ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.