Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Đây là nội dung trong dự thảo "Quyết định quy định tiêu hủy và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu" được Bộ Tài chính công bố.
Cụ thể, trước khi đấu giá, thuốc lá ngoại nhập lậu phải được lấy mẫu để phân tích theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc các quy định an toàn thực phẩm. Quá trình này nhằm đánh giá chất lượng và làm cơ sở áp dụng biện pháp tiêu hủy hoặc cho phép bán đấu giá.
Đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu trước khi chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan chức năng yêu cầu phải được dán tem ký hiệu đấu giá, ghi nhãn hàng hóa, nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, việc xuất khẩu chỉ cho phép thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế (bao gồm cửa khẩu đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không) và cửa khẩu chính, không cho phép xuất khẩu bằng đường bộ và đến các nước có chung đường biên giới đất liền.
Để được tham gia đấu giá, các doanh nghiệp phải có một trong các loại giấy phép là: Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định. Đồng thời đây cũng phải là các doanh nghiệp đã tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá.
Vào ngày 18/4/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 3825/VPCP-V.I thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu. Theo đó, thuốc lá nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng sẽ thực hiện thí điểm theo hướng bán đấu giá để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất. Thời hạn thí điểm là 1 năm và sau sẽ đánh giá từng năm để gia hạn việc thí điểm.
Văn bản này đã gây xôn xao trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp bởi lo ngại việc thí điểm bán đấu giá để tiêu thụ nội địa đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng là chưa phù hợp với quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước.
Theo quy định tại Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 và Điều 22 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, thuốc lá được tiêu thụ hợp pháp tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện là ghi nhãn bằng tiếng Việt, in cảnh báo sức khỏe bằng cả chữ và hình ảnh (theo quy định phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá), dán tem hoặc in mã số, mã vạch, phải được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng.
Hiện, hầu hết các chủng loại thuốc lá điếu nhập lậu vào Việt Nam có nhãn hiệu JET và HERO với khoảng 80-90% tổng lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam lại không thể đáp ứng đầy đủ quy định nêu trên.
Chưa kể các thuốc lá lậu bị tịch thu cũng không thể đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá.
Các doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp cũng e ngại, việc cho phép thí điểm bán đấu giá thuốc lá nhập lậu bị tịch thu để tiêu thụ nội địa sẽ tạo ra kẽ hở pháp luật rất nguy hiểm để các đối tượng buôn lậu lợi dụng, hợp pháp hóa việc đưa thuốc lá nhập lậu vào tiêu thụ nội địa tại Việt Nam.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.