Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Doanh nghiệp được hoàn, khấu trừ hơn 4.785 tỷ đồng tiền thuế đã nộp
Chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề chiều 9/11, Tổng cục phó Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK). Nghị định này có hiệu lực từ 5/11/2020.
Theo đó, Nghị định 132 tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30%, cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng áp dụng quy định khống chế. Đồng thời, cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo như quy định hiện hành.
Quy định này của Nghị định 132 kế thừa quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP.
Trước đó, khi Nghị định 20 được ban hành, rất nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam phản ứng đề nghị nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Nguyên nhân bởi hầu hết các DN Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp.
Đồng thời, theo ông Minh, Nghị định 132 cũng cho phép hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%, cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho vay. Qua đó, dự kiến số thuế Nhà nước phải hoàn hoặc khấu trừ từ việc hồi tố khoảng 4.785 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo Tổng cục phó Tổng cục Thuế, Nghị định 132 đã mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Theo đó, ngoài tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm như tại Nghị định 20, Nghị định 132 mở rộng thêm đối tượng loại trừ là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).
Đối với quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, theo Tổng cục Thuế, thời điểm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có sự thay đổi. Trước đây quy định cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán, nay quy định mới chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của công ty mẹ tối cao.
Đồng thời, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia này ngành Thuế có thể nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước có ký thoả thuận. Người nộp thuế chỉ phải cung cấp trong trường hợp nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước không ký thoả thuận.
“Việc này, nhằm đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và các cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển - OECD, phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam”, Tổng cục phó Đặng Ngọc Minh chia sẻ.
83% doanh nghiệp có giao dịch liên kết là FDI
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, thống kê cho thấy, cả nước hiện có 16.500 DN có quan hệ liên kết, song chỉ có 8.000 DN kê khai. Qua thanh kiểm tra đối với các DN có hoạt động giao dịch liên kết giai đoạn 2017-2019, ngành thuế đã truy thu, truy hoàn, xử phạt xấp xỉ 2.000 tỉ đồng tiền thuế. Qua đó, thực hiện giảm lỗ lớn, riêng năm 2019 giảm lỗ 9.000 tỉ đồng.
9 tháng đầu năm 2020, ngành thuế thanh, kiểm tra 263 DN có giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn, phạt 525 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo ông Minh, trong số 263 DN này có tới 177 DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tổng số tiền bị truy thu, truy hoàn và phạt là 442 tỉ đồng.
Trước đó, rất nhiều DN trong nước phản ánh về việc Nghị định 20 khống chế trần lãi vay 20% gây khó khăn cho các DN này, trong khi các DN FDI hầu như không có phản ứng.
Lý giải về điều này, Tổng cục phó Đặng Ngọc Minh cho hay, các DN FDI rất tích cực thông qua các hiệp hội đại diện tại Việt Nam để tham gia góp ý kiến ngay từ khi Bộ Tài chính mới lấy ý kiến rộng rãi để xây dựng dự thảo Nghị định 20. Trong khi các DN trong nước lại tham gia không đầy đủ, không giám sát nên đến khi Nghị định 20 ban hành mới phản ứng bất cập.
“DN trong nước kêu nhiều vì hầu hết họ vốn mỏng. Một số tập đoàn có thể thành lập hàng loạt pháp nhân là các công ty con, nhưng nếu soi kỹ thì vốn của các pháp nhân này rất ít. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách thuế phải đảm bảo minh bạch, công bằng, không được phân biệt đối xử giữa DN trong và ngoài nước. Đó là nguyên tắc, các DN phải nghiêm chỉnh chấp hành”, ông Minh cho biết thêm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.