'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2017, VAMC thực hiện mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt gần 32.000 tỷ đồng. Và mua theo cơ chế thị trường đạt gần 3.200 tỷ đồng. Tổng số tiền VAMC thu hồi nợ và phối hợp các tổ chức tín dụng thu hồi nợ cũng được gần 32.000 tỷ đồng. So với 4 năm trước, thì số thu hồi nợ của VAMC và các tổ chức gần đạt 2/3.
"Có thể nói năm 2017 là năm thành công của ngành ngân hàng trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đặc biệt là thuận lợi từ cơ chế chính sách của Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng", ông Đông nói.
Từ khuôn khổ pháp lý này, bản thân các tổ chức tín dụng và VAMC thực hiện thành công giảm thiểu nợ xấu, trong nội mạng và ngoại mạng của các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV Công ty VAMC. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN.
Về Nghị quyết 42, Chủ tịch VAMC khẳng định văn bản này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho VAMC thực hiện mua nợ theo cơ chế thị trường. Để thực hiện việc này, ngay từ đầu năm 2017, trước khi có Nghị quyết ra đời, VAMC đã chỉ đạo các ban chức năng của công ty phân loại đánh giá các khoản nợ để đưa ra các phương án xử lý phù hợp.
"Khi có Nghị quyết 42 là chỗ dựa pháp lý, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng mua trên 3.000 tỷ đồng nợ xấu. Các khoản nợ xấu VAMC mua về, đến nay đang đưa ra các kịch bản, phương án tiếp tục xử lý. Có thể là bán nợ, bán tài sản, cơ cấu lại nợ để giúp phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục thu hồi nợ", ông nói.
Cùng với đó, VAMC sẽ đánh giá lại xử lý nợ; trong đó có mua nợ theo cơ chế thị trường. VAMC đã nhận được sự đồng tình ủng hộ tích cực của các cấp, ngành, các địa phương trong vấn đề thu giữ tài sản, phát mại, chuyển nhượng dự án đầu tư để đảm bảo thu hồi nợ xấu đã mua.
Chủ tịch VAMC cũng cho hay trong quá trình mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, với nguồn lực công ty, vốn ngân sách cấp còn có hạn, VAMC đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng là trả một phần, còn lại sau 3-6 tháng khi xử lý xong khoản nợ sẽ thanh toán nốt. Chính vì vậy, khó khăn thứ nhất là nguồn lực để thực hiện là chưa đủ.
Thứ hai, trong quá trình xử lý nợ, đa phần khách hàng có nợ xấu thì sự hợp tác, thiện chí là không như ban đầu khi đặt vấn đề vay vốn các ngân hàng nên phải có tìm hiểu rất kĩ, từ pháp lý, hồ sơ đến thực tế, cũng như cần sự phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, các cấp, ngành chức năng trong xử lý khoản nợ.
"Vấn đề này trước khi triển khai, VAMC đều làm công khai, minh bạch, có văn bản đề nghị phối hợp các cấp, ngành. Nhưng vẫn còn sự chưa đồng bộ trong phối hợp. Đặc biệt là trong hơn 300.000 tỷ đồng nợ xấu mà VAMC quản lý thì vẫn còn mấy trăm trường hợp vướng mắc ở lĩnh vực tòa án, thi hành án. Chúng tôi cũng đã làm việc với các cơ quan này, nhưng tháo gỡchỉ được theo từng vụ việc", ông nói.
Về kế hoạch hoạt động 2018, Chủ tịch VAMC cho biết sẽ đẩy mạnh mua nợ theo cơ chế thị trường để mua bán dứt điểm các khoản nợ này, tiếp tục phân loại xử lý cho phù hợp.
Cùng với đó là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho VAMC, như có trụ sở làm việc phù hợp, gắn với đầu tư trang thiết bị tin học, đảm bảo phân tích, phân loại, đánh giá các khoản nợ, cập nhật thông tin một cách minh bạch, chính xác; phát triển thị trường mua bán nợ, đưa các khoản nợ lên để các cá nhân tổ chức tham gia vào, giải quyết nợ xấu mà VAMC đã mua; kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực cán bộ hiện có.
Mặt khác, chỉ tiêu thu nợ tăng từ 15-20% so với năm 2017 để đảm bảo Nghị quyết 42 về các chỉ đạo của Chính phủ đã ngấm thì phải vận hành nhanh hơn, quyết liệt hơn để thực hiện xử lý dứt điểm nợ xấu…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.