'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
17 năm, 5 lần "cắt ngang - xẻ dọc"
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, câu chuyện tái cơ cấu VNR chưa bao giờ đơn giản suốt 17 năm qua, dù nhiều lần thay đổi cơ cấu theo kiểu "cắt ngang - xẻ dọc" để thí điểm quản lý.
Tính từ thời điểm tháng 7/2003, khi Chính phủ quyết định tách Cục Đường sắt làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và Tổng công ty đường sắt hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Lúc này, VNR thành lập 3 công ty vận tải, trong đó, 2 công ty vận tải hành khách (VTHK) và 1 công ty vận tải hàng hóa có đủ xí nghiệp thành viên đầu máy, toa xe, ga tàu, theo mô hình “cắt dọc”.
Tuy nhiên, sau 5 năm hoạt động, ngành đường sắt lại có sự thay đổi khi tách 5 xí nghiệp đầu máy ra khỏi 3 công ty vận tải đường sắt. Đến tháng 5/2010, đường sắt lại chuyển các xí nghiệp vận tải, các ga lớn từ Công ty TNHH MTV vận tải hàng hóa về 2 công ty VTHK.
Tuy nhiên, các mô hình này tỏ ra thiếu hiệu quả, nên đến tháng 4/2014, VNR quyết định chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH MTV vận tải hàng hóa đường sắt và Liên hiệp sức kéo đường sắt.
Các đơn vị thành viên của 2 đơn vị này được sáp nhập vào 2 công ty VTHK đường sắt Hà Nội và Sài Gòn, hoạt động theo địa giới hành chính phía Bắc và phía Nam, (lấy Đà Nẵng làm ranh giới).
Bản thân 2 công ty VTHK này trong quá trình cổ phần hóa cũng phải “trả” phần hạ tầng đường sắt nhà ga về các chi nhánh khai thác đường sắt trực thuộc VNR quản lý. Các xí nghiệp đầu máy cũng giao về tổng công ty trực tiếp quản lý.
Dù chia tách nhiều lần, nhưng những vướng mắc căn cơ nhất của đường sắt trong nhiều năm lại chưa được giải quyết, đó là bộ máy lao động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhiều mảng bị "dẫm chân lên nhau".
2 công ty vận tải lỗ 600 tỷ đồng trong năm 2020
Nhận thấy bất cập từ 2 đơn vị này, từ năm 2018, VNR nhiều lần kiến nghị lên Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho phép sớm sáp nhập 2 công ty vận tải đường sắt, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa được phê duyệt.
Trao đổi với VietnamFinance, phía VNR cho biết: Do sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình vận tải khác, cùng với việc ngành đường sắt bị ảnh hưởng lớn từ việc sửa chữa đường (vì đường sắt là đường độc đạo), cộng với việc ảnh hưởng Covid -19 nên doanh thu 2 công ty vận tải bị sụt giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, kế hoạch doanh thu của Công ty CP vận tải đường sắt Sài Gòn dự kiến giảm 38% còn 1.276 tỷ đồng, lỗ khoảng 283 tỷ đồng. Còn Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cũng đang hoạt động kém hiệu quả. Dự kiến tổng doanh thu năm 2020 chỉ đạt hơn 1.630 tỷ, bằng 63% so với năm 2019, trong khi tổng chi phí phải chi hơn 1.900 tỷ, mức lỗ dự kiến 335 tỉ đồng.
Ông Đặng Sỹ Mạnh chia sẻ: Việc hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn là cần thiết bối cảnh hiện nay. Tại Đại hội đồng cổ đông CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội tháng 6/2020 vừa qua, VNR đã thông qua phương án sáp nhập với CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn.
Về vận hành và tái cơ cấu nhân lực sau khi sáp nhập, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, sẽ có một số những thay đổi nhất định về nhân lực và cấu trúc lại bộ máy để tránh trùng lặp. Đồng thời, điểm mấu chốt nhất là phải tăng chất lượng để kéo được khách hàng, tăng sức cạnh tranh.
"Hiện tại, sản lượng thị phần vận tải hành khách của ngành đường sắt xuống còn 0,2% và 1,2% sản lượng vận tải hàng hóa. Điều này cần phải cải thiện sau khi sáp nhập 2 công ty vận tải đường sắt. Đồng thời, sẽ kéo dài đường ray trong các nhà ga, nâng cấp hệ thống xếp dỡ và tiến tới xã hội hoá đường sắt trong tương lai", ông Đặng Sỹ Mạnh nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.