Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Điều đáng nói, đây là thương hiệu socola đầu tiên “Made in Vietnam” có tên trên bản đồ các sản phẩm bánh kẹo socola ngon nhất thế giới.
Ít ai biết rằng, socola (chocolate) Marou thuộc về sở hữu của hai nhà đồng sáng lập người Pháp là Samuel Maruta và Vincent Mourou với thương hiệu khởi đầu có tên là Marou Faiseurs de Chocolat và xuất phát điểm từ một trang trại tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đến nay, Marou Faiseurs de Chocolat trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất socola “bean to bar” (quá trình từ trồng ca cao lấy hạt đến chế biến thành socola) đầu tiên ở châu Á và cũng là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới sản xuất socola nguyên chất ngay tại địa phương trồng cacao.
Đặt niềm tin vào mạng lưới nông trại trồng cacao tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam để có được nguồn hạt chất lượng tốt nhất, 2 chàng trai người Pháp đã biến ước vọng trong mơ trở thành hiện thực và làm nên thương hiệu Marou nổi tiếng toàn cầu chuyên sản xuất socola đen nguyên chất với nguyên liệu hoàn toàn từ Việt Nam.
Kể lại hành trình khởi nghiệp của Marou, anh Vincent Mourou thú vị chia sẻ: “Làm socola tại Việt Nam lên xuống thất thường như trên một chuyến tàu lượn siêu tốc”.
“Cách đây khoảng 10 năm, một làn sóng mới trong giới sản xuất socola đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của mọi người. Thay vì đi theo con đường “nhàm chán” là nấu chảy những khối socola công nghiệp để làm thành những viên kẹo lấp lánh đánh lừa thị giác, thì những nhà tiên phong mong muốn tìm lại giá trị cốt lõi vốn có của một thanh socola. Cách duy nhất để làm được điều đó là đi từ các nguồn nguyên liệu thô là hạt cacao và đường. Ngoài ra không có gì khác hơn…", anh Vincent Mourou nói.
Anh Vincent Mourou chia sẻ: "Khi lần đầu tiên đưa ra ý tưởng sản xuất socola thuần Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi vẫn hoàn toàn lạ lẫm với thuật ngữ ‘bean-to-bar’.
Càng tìm hiểu, chúng tôi càng cảm thấy những điều mình đang làm không còn chỉ đơn thuần là thành lập một công ty chuyên về thực phẩm địa phương mà thực sự phải là: Định hướng lại vị giác và khẩu vị đại chúng”.
Anh Vincent Mourou kể say sưa, khi mới xây dựng thương hiệu socola mang tên mình, với xu hướng ăn sạch, uống sạch đang ngày càng trở nên phổ biến hơn thì điều quan trọng mà người ta quan tâm chính là nguồn nguyên liệu đầu vào của thực phẩm.
“Nguồn cacao ở Việt Nam thực sự đặc biệt mà những nhà sản xuất như chúng tôi thì lại như những ban nhạc Indy tự do tự tại, lấy việc rong ruổi lưu diễn làm niềm đam mê”, anh Vincent Mourou bày tỏ.
Trong những năm đầu tiên của ngành sản xuất socola, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân ở khắp mọi nơi đã cùng nhau xây dựng một cuộc cách mạng để giữ nguồn cacao tại Việt Nam.
Nông dân không ngần ngại đầu tư công sức vào loại cây này và Việt Nam cũng tập trung dành các khoản đầu tư quốc tế cho mục tiêu phục vụ nông nghiệp.
Những năm đó, Việt Nam trở thành sự lựa chọn lý tưởng vì cây cacao được định hướng sẽ được trồng xuyên suốt với viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành cường quốc mới trong ngành công nghiệp socola. “Nhưng điều đó đã không xảy ra và mặc dù hơi lạ, đó lại là cơ may của chúng tôi”, đôi mắt anh Vincent ánh lên niềm kiêu hãnh.
Trồng cacao đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ. Ở thời điểm bắt đầu, Marou gặp không ít khó khăn, thách thức về vị trí địa lý, nhân công lao động và kỹ thuật, trình độ tay nghề của nông dân bởi kỳ vọng sản xuất cacao đạt chất lượng cao nhất.
Qua nghiên cứu và xác định cắt giảm vai trò trung gian của những đầu mối thu mua cacao, Marou đã tự tổ chức quy trình, tiếp cận từ đầu vào, kiểm soát nguồn hàng cho tới từng hạt cacao thành phẩm để đảm bảo nguồn hạt đạt chất lượng tốt nhất. Sản phẩm đầu ra là nguồn socola có thể nói là hảo hạng.
Thị trường trong nước và quốc tế đã nhiệt tình đón nhận sự xuất hiện của Socola Marou Việt Nam. Tính từ thời điểm năm 2011 khi Marou giới thiệu ra thị trường thanh socola đầu tiên tới nay, doanh thu của Marou tăng trưởng không ngừng.
Nguồn cung ngày càng được mở rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu với 24 nông trại thu mua và 514 đối tác trồng cacao.
Giá thu mua cacao trung bình tại trang trại khoảng hơn 4.000 USD/tấn trong khi giá thu mua trung bình trên thị trường xấp xỉ 2.200 USD/tấn.
Qua mỗi năm, Marou luôn tăng giá thu mua đầu vào mặc dù giá thu mua thị trường có xu hướng giảm, với mong muốn người nông dân có nguồn thu nhập ổn định từ cây cacao để có động lực duy trì canh tác. Đó cũng là cách thức để khuyến khích các thế hệ sau tiếp nối việc canh tác cây cacao.
Khi được đặt câu hỏi, mong muốn của Marou sẽ là gì trước thềm năm mới 2020, người sáng lập Marou socola bày tỏ nguyện vọng, có thể sẽ tiếp tục sản xuất socola thuần Việt trong tương lai.
Để thực hiện điều ấy thì cần phải tăng giá thu mua cacao đầu vào, tiếp tục tạo động lực cho người nông dân canh tác cây cacao, cũng như gìn giữ các điều kiện sinh thái phục vụ quá trình canh tác cacao.
Tuy nhiên, có thể do điều kiện trồng và tập quán canh tác tại mỗi địa phương khác nhau, Marou sẽ ưu tiên đầu tư vào kỹ thuật canh tác tốt nhất, thay vì các chứng chỉ đơn thuần mang tính thương mại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.