Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giải đua F1 đã trở thành một trong những giải đua lớn nhất, khắc nghiệt nhất trên thế giới. Sự kiện này thu hút hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới, nhận được hàng tỷ USD tài trợ và những người bước lên bục cao nhất của giải đua này được tôn vinh như những người hùng thực sự.
Về cơ bản, một chiếc xe F1 cũng được tạo nên bởi những phần tương tự như một chiếc xe thông thường - đó là động cơ đốt trong, bộ truyền lực, hệ thống giảm xóc, bánh xe và phanh. Nhưng với một chiếc xe F1, mọi thứ đều được tinh chỉnh để đạt đến mục đích duy nhất: tốc độ.
Một chiếc xe đua F1 có thể đạt tốc độ tối đa 400km/h, tuy nhiên trên thực tế thì tốc độ trung bình chỉ nằm ở mức 250-300 km/h.
Một bộ khung xe đua F1 được thiết kế ra phải đảm bảo đủ 2 yêu cầu: nhẹ và bền. Trước đây, phần lớn khung xe được chế tạo với vật liệu nhôm, nhưng giờ đây nó đã được thay thế bằng hỗn hợp carbon-nhựa hoặc carbon nhôm. Kết quả là chiếc xe vẫn đủ nhẹ, đồng thời đảm bảo chịu được lực cản vô cùng lớn của không khí khi lao đi với tốc độ hàng trăm km/h.
Bên cạnh đó, thiết kế khung xe F1 cũng được quy định bởi rất nhiều điều luật khắt khe của giải đấu, từ việc sàn khung phải rộng bao nhiêu, nghiêng ở góc bao nhiêu độ, chiều cao trần buồng lái cho đến thiết kế ghế ngồi...
Chiếc xe đua F1 trưng bày tại Hà Nội được trang bị động cơ hút khí tự nhiên Renault RS27, cấu hình V8 với góc lệch 90 độ, dung tích 2.4L. Công suất của chiếc xe lên đến hơn 750 mã lực. Hộp số 7 cấp.
Theo thông số của nhà sản xuất, động cơ có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 2,5 giây, 0-200 km/h trong 5,1 giây và 0-300 km/h trong 12 giây. Dĩ nhiên, thông số thực tế có đạt được như vậy hay không còn phụ thuộc vào thiết kế và hệ truyền động của chiếc xe bên đối tác.
Tương tự như những chiếc ô tô khác, bộ truyền lực của một chiếc xe đua F1 bao gồm: hộp số, bộ phân tốc và trục động cơ. Hộp số thường có từ 4 đến 7 số tiến và hiện nay hầu hết những chiếc xe tham dự giải F1 đều sở hữu 7 số tiến. Một số lùi là bắt buộc phải có. Hộp số sẽ được kết nối trực tiếp đến bộ phân tốc - một tập hợp các bánh răng cho phép các bánh xe ở phía sau xoay ở các tốc độ khác nhau mỗi khi bạn cua tay lái.
Phần lớn phanh xe F1 đều được thiết kế ở dạng phanh đĩa, sử dụng tấm lót sợi carbon. Thiết kế này làm giảm bớt thương tổn đến xe, đồng thời tăng hiệu suất phanh. Mặc dù rất nhẹ, nhưng hệ thống phanh này tỏ ra cực kỳ hiệu quả, kể cả khi nhiệt độ lên tới ngưỡng 750 độ C. Thiết kế lỗ xung quanh phanh cho phép nhiệt thoát ra nhanh chóng. Các cửa hút không khí được lắp ở bên ngoài bánh xe cũng góp phần làm hạ nhiệt cho phanh.
Phần duy nhất của chiếc xe tiếp xúc với mặt đường trong suốt chặng đua và cũng là phần quan trọng nhất của một chiếc xe đua F1 chính là bộ phận lốp. Cũng như nhiều phần khác của chiếc xe, tiêu chuẩn kỹ thuật của lốp cũng được quy định rất nghiêm ngặt. 2 lốp trước phải rộng từ 12-15 inch, 2 lốp sau từ 14-15 inch. Bốn rãnh dọc phải liên tục trên khắp chu vi của lốp và các rãnh này phải sâu ít nhất từ 2.5mm, rộng ít nhất 50mm.
Tay lái của một chiếc xe công thức 1 được ví như trung tâm chỉ huy mọi hoạt động của chiếc xe. Nhìn nó không khác gì một bảng điều khiển khi sở hữu một số lượng cực lớn những công tắc, nút bấm thế nhưng kích thước lại chỉ bằng một nửa những chiếc vô-lăng thông thường.
Nhờ có loại tay lái này, các tay đua có thể dễ dàng kiểm soát mọi khía cạnh hoạt động của chiếc xe - đổi số, pha trộn nhiên liệu, cân bằng phanh và thậm chí còn nhiều hơn thế. Tất cả được thực hiện chỉ với một cái nhấn nút.
Gương chiếu hậu trên xe đua F1 có trị giá 1.200 USD. Theo các chuyên gia, tổng cộng trị giá chiếc xe đua F1 là gần 16 triệu USD.
Xem thêm: Grand Prix Việt Nam chi trả toàn bộ phí đăng cai giải đua F1 tại Hà Nội
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.