Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo tài chính tiền tệ tháng 5/2018 với nhiều nhận định đáng chú ý về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo SSI, thị trường chứng khoán tháng 5 là sự tiếp nối chuỗi giảm điểm kéo dài từ tháng 4. Các chỉ số tiếp tục giảm sâu xóa hết nỗ lực tăng điểm từ đầu năm. VN-Index tạo đáy ở 931,75 điểm, giảm 11,3% trong tháng 5 và giảm 22,6% từ mức đỉnh ngày 9/4. Chỉ số phục hồi trong những phiên cuối tháng lên 971,25 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức cuối năm 2017.
Theo thống kê từ SSI, sau đợt giảm sâu, định giá của thị trường đã được đưa về mức hợp lý hơn. P/E VN-Index giảm từ 21.5x về mức 18x. Nếu không tính VHM mới niêm yết trong tháng, P/E thị trường chỉ còn 16.1x, ngang với mức trung bình của giai đoạn đầu 2017. Thị trường chứng khoán đã quay trở lại nền định giá cũ, tăng trưởng của thị giá phù hợp hơn với mức tăng trưởng lợi nhuận.
Quan sát kỹ hơn một số nhóm cổ phiếu trụ cột, định giá cũng có xu hướng giảm rõ rệt. P/E của nhóm Ngân hàng giảm từ 20.2x vào cuối tháng 2 về 13.5x vào cuối tháng 5. Định giá P/B của nhóm này cũng được đưa về 2x sau khi tăng lên hơn 2.4x trong giai đoạn trước đó. P/E của nhóm Bất động sản giảm về 16.7x vào cuối tháng 5, vẫn cao hơn so với mức 15x vào cuối tháng 9/2017 do kỳ vọng về thị trường bất động sản tăng cao. Tương tự, định giá nhóm Dầu khí đã giảm về 16.7x từ mức PE 24.6x vào cuối tháng 1 khi thị trường kỳ vọng cao về sự phục hồi của giá dầu.
Đáng chú ý, nhóm Chứng khoán đang giao dịch ở định giá khá thấp ở 10x, giảm đáng kể so với cuối tháng 9/2017 nhờ tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Định giá các nhóm cổ phiếu dẫn dắt nhìn chung đã được đưa về mặt bằng hợp lý giúp kích thích lực mua tạo ra những phiên phục hồi đầu tháng 6.
SSI nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn phân phối lại tài sản khi khối lượng lớn cổ phiếu được niêm yết trong thời gian ngắn làm thay đổi cục diện thị trường. VHM và TCB được niêm yết với giá trị tương ứng 246 nghìn tỷ và 149 nghìn tỷ đồng là những thương vụ chào sàn điển hình trong thời gian gần đây.
Trong thời gian tới, nhiều cổ phiếu có kế hoạch chuyển sàn niêm yết như ACV, HVN, BSR, GVR, POW, PGV, hay các doanh nghiệp đang rục rịch lên sàn như VEAM, Thaco,... với tổng giá trị ước tính hơn 500 nghìn tỷ đồng. Những cổ phiếu này tác động không nhỏ làm thay đổi cơ cấu thị trường cũng như tỷ trọng danh mục các chỉ số.
Nhiều quỹ đầu tư phải cân đối lại danh mục bằng cách bán ra lượng đang nắm giữ để mua vào các cổ phiếu mới. Điều này cũng giúp lý giải một phần nguyên nhân khối ngoại liên tục bán ròng trên sàn trong thời gian qua. Hoạt động này đã gây áp lực lớn lên các cổ phiếu trên sàn cũng như chỉ số chung một cách có hệ thống.
Sự góp mặt của nhiều cổ phiếu lớn cũng làm gia tăng mức độ tập trung của thị trường vào nhóm cổ phiếu trụ cột. Sau khi TCB niêm yết, top 10 cổ phiếu lớn nhất sàn HoSE bao gồm VIC, VHM, VNM, VCB, GAS, SAB, TCB, CTG, BID và HPG chiếm tỷ trọng 57,8% giá trị vốn hóa toàn sàn; top 20 cổ phiếu chiếm tới 78% giá trị sàn HoSE. Mức độ tập trung này lớn hơn rất nhiều so với các các thị trường trong khu vực như Thailand, Indonesia, Philippines với tỷ trọng tương ứng 53%, 59% và 66% thuộc về top 20.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chưa tính TCB chiếm khoảng 22% giá trị vốn hóa sàn HOSE, chiếm 27,5% giá trị giao dịch và 29% tổng lợi nhuận toàn sàn. SSI cho rằng, nhóm Ngân hàng hiện là nhóm chi phối thị trường chứng khoán lớn nhất và những rủi ro liên quan đến hệ thống ngân hàng cũng có thể coi là rủi ro chung của thị trường chứng khoán.
“Hai nhóm cổ phiếu không đại diện cho nền kinh tế nhưng lại có khả năng chi phối và ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán và vì vậy, thị trường chứng khoán hay các chỉ số chứng khoán khó có thể coi là hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam”, SSI nhìn nhận.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.