Starlake Hà Nội - KĐT Tây Hồ Tây: Ngược dòng, khác biệt và sự độc tôn

Xuân Hải - 31/10/2016 08:57 (GMT+7)

Như một vì sao bấy lâu chìm khuất le lói, nay bỗng khoe ra ánh sáng rực rỡ của mình, Starlake đang trong những tháng ngày thi công rầm rộ nhất, chuẩn bị cho sự xuất hiện chính thức của một siêu dự án đẳng cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Đường dài mới biết ngựa hay

Năm 2012, thị trường bất động sản Việt Nam gần như bất động: chủ đầu tư hết vốn, người mua nhà lao đao, hết thảy dự án lớn nhỏ đều rơi vào cảnh đắp chiếu, các nhà đầu tư nước ngoài đua nhau rút chạy…

Đó hầu như là một năm đen tối với bất động sản Việt khi mà hầu như không có một dự án lớn nào được triển khai, ngay cả những chủ đầu tư tham vọng nhất cũng găm đất đợi thời.

Nhưng một bất ngờ đã xảy ra khi cũng trong năm 2012 ấy, Daewoo E&C, công ty xây dựng hàng đầu Hàn Quốc, đã cho khởi động dự án Starlake – Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây – với quy mô 186ha và tổng mức đầu tư 2,2 tỷ USD.

Đó là một cú "ngược dòng" đầy táo bạo mà cho đến bây giờ, khi thị trường đã ở trong chu kỳ tăng trưởng nóng, nhìn lại, người ta mới cảm nhận hết những ý nghĩa trong chiến lược phát triển bài bản của nhà đầu tư Hàn Quốc.

Ngược về những năm 2006, khi Starlake của Daewoo E&C được cấp phép đầu tư, kế hoạch là dự án sẽ hoàn thành vào dịp Đại lễ Thăng Long – Hà Nội 2010. Nhưng sự thực là phải tới năm 2012 dự án mới được khởi động và đầu năm 2014 mới chính thức khởi công xây dựng. Câu hỏi đặt ra là Daewoo đã ở đâu và làm gì trong suốt gần mười năm đó? Câu trả lời có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên: Daewoo tiến hành giải phóng mặt bằng.

Giải phóng mặt bằng trong 10 năm, đó hầu như là một việc "điên rồ". Bởi trong phát triển khu đô thị, đặc biệt là với khu đô thị có quy mô lên tới hàng trăm hecta, đa phần chủ đầu tư đều áp dụng phương thức thi công từng phần với mục đích là sớm bung hàng ra thị trường để thu lợi nhuận. Nhưng với Daewoo E&C, chủ đầu tư đã kiên nhẫn triển khai giải phóng từng bước một cho đến khi đạt được mặt bằng sạch hoàn toàn.

Đó là vì Daewoo muốn quy hoạch và xây dựng nên một hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo chuẩn quốc tế, tạo nên diện mạo của một khu đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam, một trung tâm văn hóa mới của Hà Nội, với hàng loạt trung tâm giao thương, tài chính - thương mại quốc tế, như những gì mà "Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" do Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định.

Nói như lời của một lãnh đạo Daewoo E&C, dự án Starlake xây dựng không nhằm để tạo nên một "bed town" - thành phố ngủ (với toàn nhà ở) mà là kiến tạo một khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu, mà ở đó, mỗi thiết kế đều tính tới bối cảnh phát triển đô thị của Hà Nội trong 10,20 năm tiếp theo.

Đó không chỉ là công trình biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn, mà còn là một cuộc "khai phá" thứ hai, cuộc khai phá về phong cách sống mới ở Hà Nội và Việt Nam.

Tất nhiên, ở vào thời điểm ấy, không phải không có những băn khoăn, bởi lẽ 10 năm là một quãng thời gian rất dài với một dự án. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy được hiệu quả của chiến lược "giải tỏa trước, xây dựng sau" của Daewoo E&C, đúng như câu tục ngữ vẫn nói "đường dài mới biết ngựa hay".

Gần 10 năm, Starlake đã hầu như hoàn thiện các hạng mục hạ tầng cơ sở như hệ thống đường rộng rãi được rải nhựa thẳng tắp, hệ thống thoát nước xây dựng kiên cố, hồ điều hòa 4,5 ha được tích đủ nước và bạt ngàn cây xanh…

Các kỹ sư hàng đầu của Hàn Quốc đã tận dụng yếu tố đa thiên nhiên vào thiết kế cảnh quan, mang lại bầu không khí trong lành cho khu đô thị. Không gian Hồ Tây nối liền với trục không gian xanh, quảng trường và hệ thống hồ điều hòa giữa lòng khu đô thị, kết nối với công viên Hòa Bình, công viên Hữu Nghị, công viên nước Hồ Tây tạo thành một hệ thống xanh hoàn chỉnh giúp cho Starlake trở thành khu đô thị sinh thái lớn nhất Hà Nội.

Sự độc tôn của một biểu tượng

Dự án Starlake có mật độ xây dựng chỉ khoảng 16% với số lượng sản phẩm nhà ở cực kỳ hạn chế. Chẳng hạn như biệt thự chỉ có 364 căn bao gồm một số ít sản phẩm liền kề và shop-house, 3 tòa chung cư chỉ có 603 căn hộ. 

Có thể nói các sản phẩm nhà ở tại Starlake là phần rất quý hiếm, vì số lượng ít và chất lượng tuyệt hảo. Các sản phẩm này đều thuộc phân khúc cao cấp với giá bán khoảng 16 tỷ/căn liền kề (130m2), 21 tỷ/căn biệt thự (191m2) và đắt nhất là 55 tỷ/căn biệt thự (400 m2) ở vị trí mặt hồ.

Số lượng căn hộ ít đồng nghĩa với việc chủ đầu tư đã dành phần lớn diện tích dự án để xây dựng các công trình công cộng. Trong đó, nổi bật nhất là khu cơ quan hành chính – quảng trường trung tâm tại lõi giữa dự án rộng tới 31,6ha – tương đương một dự án cỡ vừa.

Không chỉ có vậy, tại Starlake chủ đầu tư còn dành rất nhiều đất đai để xây dựng các tiện ích khác như khu thương mại rộng 27,5 ha, khu giáo dục liên cấp rộng 8 ha, khu phố nghệ thuật và đặc biệt là khu dành để xây dựng trụ sở các các cơ quan nhà nước, với tổng số 8 bộ ngành tề tựu về đây.

Với quy hoạch đó, Starlake không chỉ trở thành là một khu đô thị đa chức năng hiện đại, đẳng cấp, mà còn là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa mới của Thủ đô trong tương lai. Chính ý nghĩa đặc biệt này đã làm nên sự độc tôn của Starlake mà không có bất cứ dự án khu đô thị nào ở Hà Nội có được. 

Sự độc tôn đó còn được biểu hiện ở vị trí đắc địa của dự án: phía Tây Hồ Tây – đầu mối của những tuyến giao thông huyết mạch và là điểm đầu trong quy hoạch hướng tây của Hà Nội. 

Dự đoán trong thời gian tới, khi nền kinh tế ngày càng phát triển lên, dân trí ngày càng cao lên và các cơ quan nhà nước về đây, cộng đồng doanh nhân về đây, Starlake chắc chắn là khu đô thị số một Hà Nội với những giá trị vượt bậc về kinh tế, văn hóa – những giá trị mà ngay cả những nhà đầu tư sành sỏi nhất cũng không thể tìm thấy ở một nơi nào khác.

Phòng kinh doanh Dự án Starlake – Tầng M tòa nhà Hanoi Lake View, 28 đường Thanh Niên.

Hotline: 1800 1068

Website: http://www.starlake-hanoi.com

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.