Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo bài viết đăng trên trang mạng Wall Street Journal, sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đã gây ra sự náo động trong giới khởi nghiệp và các công ty đầu tư mạo hiểm ở các quốc gia như Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ.
Sự rung lắc của thị trường trong những ngày qua đã làm lung lay niềm tin của châu Á vào nguồn vốn tài trợ công nghệ từ Mỹ. Sau một cuộc chạy đua khốc liệt để cứu vãn tiền gửi tại SVB, một số giám đốc điều hành các công ty khởi nghiệp, cho biết, đây là hồi chuông cảnh tỉnh, ngay cả khi các cơ quan quản lý của Mỹ đã có biện pháp can thiệp để bảo vệ các khách hàng của SVB.
Wang Guanyan, Giám đốc điều hành của một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực phát triển trò chơi thực tế ảo ở Quảng Châu, Trung Quốc, cho hay sự sụp đổ của SVB nhắc nhở công ty này suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của mình vào đầu tư của Mỹ. Ông Wang cho biết, công ty của ông có kế hoạch chuyển một số khoản tiền gửi tại SVB về Trung Quốc hoặc Singapore, nơi công ty này cũng có cơ sở.
Trước đó, vào ngày 12/3, Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo rằng họ sẽ đảm bảo thanh toán tất cả các khoản tiền gửi tại SVB. Trước đó, việc SVB tìm cách huy động vốn đã gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt, khiến ngân hàng này sụp đổ.
Các giám đốc điều hành và các nhà phân tích khởi nghiệp cho biết, thực tế đã chứng minh SVB trước đó đã nhận được sự ủng hộ của nhiều công ty khởi nghiệp châu Á, đặc biệt là các công ty công nghệ sinh học và công ty có mô hình sở hữu đặc biệt.
Xinyao Wang, một nhà phân tích chứng khoán cho biết, sau sự sụp đổ của SVB, những công ty khởi nghiệp này sẽ mất một kênh tài chính quan trọng và cần tìm các nguồn tài trợ khác, đặc biệt là từ các quỹ của Mỹ. SVB có chi nhánh tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong (Trung Quốc). Năm 2004, SVB đã dẫn đầu một phái đoàn các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ, bao gồm ông Don Valentine, người sáng lập Sequoia Capital, đến Trung Quốc để khám phá các cơ hội đầu tư và thiết lập mối quan hệ với các doanh nhân Trung Quốc.
Năm 2012, SVB và công ty TNHH Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải đã thành lập một ngân hàng liên doanh tại Trung Quốc, lấy tên là SPD Silicon Valley Bank. Ngân hàng liên doanh này nhắm đến các khách hàng trong các lĩnh vực như khoa học đời sống, chăm sóc sức khỏe và sản xuất tiên tiến, cung cấp các dịch vụ như cho vay và tài trợ bằng đồng nhân dân tệ (NDT) cho các công ty nước ngoài. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 11/3, ngân hàng SPD Silicon Valley cho biết, họ vẫn đang hoạt động ổn định và có bảng cân đối kế toán độc lập.
Ít nhất 10 công ty niêm yết ở sàn giao dịch Hong Kong đã thừa nhận có hoạt động hợp tác kinh doanh với SVB, bao gồm nhiều công ty công nghệ sinh học. Mặc dù vậy, nhiều công ty trong số này khẳng định rằng họ không có nhiều tiền gửi tại SVB.
BeiGene, một công ty công nghệ sinh học phát triển thuốc điều trị ung thư, đã gặp phải rủi ro lớn hơn. Trong một thông báo tại sở giao dịch chứng khoán hôm 13/3, công ty này thừa nhận rằng các khoản tiền gửi không được bảo hiểm của công ty này với SVB trị giá khoảng 3,9% trong số 4,5 tỷ USD tiền mặt họ đang nắm giữ, tương đương khoảng 175,5 triệu USD. BeiGene cũng cho biết, công ty này không cho rằng những diễn biến tại SVB sẽ có tác động lớn đến hoạt động của công ty và họ cũng đã phân bổ tiền mặt và các khoản đầu tư của mình vào một số tổ chức tài chính lớn, bao gồm JPMorgan Chase, Morgan Stanley và UBS Group.
Rajeev Chandrasekhar, Bộ trưởng Công nghệ thông tin và điện tử ở Ấn Độ, quê hương của một số công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới, cho biết trên Twitter hôm 13/3 rằng các công ty khởi nghiệp nên rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng này và đặt niềm tin nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng Ấn Độ. Ông cho rằng việc các cơ quan quản lý của Mỹ kiểm soát tất cả các khoản tiền gửi tại SVB có nghĩa là rủi ro tiềm tàng đối với các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đã được dỡ bỏ.
Srikrishnan Ganesan, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp phần mềm Rocketlane ở Chennai, Ấn Độ, khẳng định rằng các công ty có thể cảm thấy an toàn khi gửi tiền trong các ngân hàng Ấn Độ. Công ty này có nhân viên ở cả Mỹ và Ấn Độ. Được thành lập vào năm 2020, công ty khởi nghiệp này đã huy động được 21 triệu USD cho đến nay và 16-17% số tiền mặt còn lại ở Mỹ từng được gửi vào SVB để trả lương cho nhân viên tại Mỹ và các chi phí khác. Ganesan đã chuyển thành công số tiền đó sang một ngân hàng khác ngay trước khi SVB sụp đổ. G
anesan cho biết, đối với các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có trụ sở chính ở Ấn Độ hoặc các nước khác, nếu họ mới huy động được tiền ở thị trường Mỹ và không có thời gian để chuyển tiền ra khỏi SVB, thì rất dễ rơi vào tình huống nguy hiểm. Ganesan cho rằng một trong những bài học mà ông đã học được là không tập trung quá nhiều vốn vào một tổ chức hoặc phụ thuộc quá nhiều vào một nhà phân phối hoặc nhà cung cấp duy nhất.
Jensen Ye, 43 tuổi, là đồng sáng lập của một công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ mã hóa blockchain. Công ty khởi nghiệp này ban đầu được thành lập tại Trung Quốc và hiện có trụ sở chính tại Singapore. Ông cho hay, công ty của ông đã nhận được khoản đầu tư trị giá 7 triệu USD từ một quỹ của Mỹ vào tháng 12/2022 và gửi số tiền này vào SVB với ý định sử dụng để trả lương và mở rộng hoạt động tại Singapore.
Ông cho biết, khi đó ông hoàn toàn không nghĩ đến việc "bỏ tất cả trứng vào một giỏ là không an toàn" mà đã cho rằng "ngân hàng này là một chiếc giỏ bằng bê tông, không thể sụp đổ được". Đến nay, ông Jensen Ye đã cử các đồng nghiệp của mình đến California để thảo luận việc gửi tiền vào hai ngân hàng lớn hơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.