Sửa luật, lại phiền lòng vì lao động bất hợp pháp tại nước ngoài

Nguyễn Lê - 20/04/2020 20:51 (GMT+7)

Cho ý kiến sửa đổi dự án luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) chiều 20/4, nhiều ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lo ngại về tình trạng người lao động Việt Nam hoạt động bất hợp pháp.

Theo Chính phủ, một trong những lý do cần sửa đổi là để điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và quản lý vấn đề di cư, dịch chuyển lao động quốc tế, phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra dự án luật (Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, các nội dung, quy định sửa đổi, bổ sung của dự án luật chưa làm rõ được yêu cầu tạo thuận lợi, hỗ trợ, bảo vệ đối với người lao động (người lao động không rõ mình “được lợi gì”) mà thiên về việc “bảo vệ” đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, ngoài vấn đề thu nhập, hành xử của người lao động còn liên quan đến thể diện của Việt Nam với thế giới. Hàng ngày có không ít phản ánh về người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, gây rối ở nước ngoài, ảnh hưởng tới thể diện quốc gia

Bên cạnh quản lý nhà nước thì tiêu chuẩn của người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc cũng khiến một số vị uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quan tâm. Bởi, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu thì ngoài vấn đề thu nhập, hành xử của người lao động còn liên quan đến thể diện của Việt Nam với thế giới.

Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu lấy ví dụ, xuất khẩu lao động những năm qua đã tạo ra cán cân thanh toán quốc tế luôn luôn thặng dư cho Philippines.

Vì người lao động Phillipines có khả năng ngoại ngữ, khả năng chuyên môn và “nhập gia tùy tục” rất tốt. Mà những điểm mạnh đó, người lao động Philippines được học ngay ở trong nước.

Trong khi đó, hàng ngày có không ít phản ánh về người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, gây rối ở nước ngoài, ảnh hưởng tới thể diện quốc gia.

“Thực tế, có một số lượng lớn người Việt Nam ra nước ngoài lao động bất hợp pháp, nhất là đợt dịch covid-19 đang diễn ra, nhận thấy rất rõ điều này. Với thực tế này, cơ quan đại diện ngoại giao sao làm nổi công việc bảo hộ công dân”, ông Giàu quan ngại.

Theo chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu, cần phải thay đổi tư duy, đừng ở mãi vị thế một nước quá nghèo, phải ra đi bằng mọi cách mà cần nâng dần tiêu chuẩn, người nào phải đạt trình độ nhất định mới được ra nước ngoài làm việc.

Từ câu chuyện phát hiện nhiều lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động bất hợp pháp qua đợt dịch Covid-19, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, không bỏ rơi những người lao động bất hợp pháp buộc phải trở về nước do dịch bệnh nghiêm trọng ở nước sở tại, nhưng khi hỗ trợ hồi hương cũng không nên được đối xử như các công dân bình thường khác.

Qua đại dịch này, việc sửa luật, theo ông Hiển cũng cần tính thêm về cơ chế bảo vệ, hỗ trợ người lao động Việt Nam tại nước ngoài.

Cùng với việc nhà nước từng thực hiện “chiến dịch giải cứu” 10.000 lao động ở Lybia thời điểm chiến tranh bùng nổ tại quốc gia đó, đợt dịch Covid-19 cho thấy, ngoài việc người lao động trước khi ra nước ngoài buộc phải ký quỹ như quy định thì còn cần phải đóng một quỹ nữa để trường hợp có biến cố xảy ra, nhà nước có nguồn quỹ để sử dụng, lo cho những người cần hỗ trợ, ông Hiển phân tích.

Nêu lại vụ việc 39 người Việt tử vong trong container nhập cảnh trái phép vào Anh trong năm 2019, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, ngân sách không thể gánh mãi những khoản chi phí tương tự.

Mới đây, Đại sứ Nhật Bản cũng phản ánh việc người lao động Việt hết hạn hợp đồng trốn ở lại làm việc chui gây khó khăn cho cơ quan quản lý sở tại, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin.

Lần sửa luật này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm tới ngành nghề đưa lao động ra nước ngoài làm việc với định hướng hạn chế lao động giản đơn, chuyển sang ngành nghề có giá trị gia tăng cao hơn.

Tiếp thu các ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, mục tiêu đặt ra là duy trì 500.000 người lao động Việt Nam thường xuyên làm việc ở nước ngoài và về cơ bản tới nay đã đạt.

Theo Bộ trưởng, cơ bản người lao động được đào tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm đáng chú ý như ý kiến tại phiên thảo luận.

Ông Dung cũng cho biết, số lao động bị trục xuất vừa qua vì kiểm soát Covid-19 thì đều là lao động bất hợp pháp chứ ko phải đi theo hợp đồng lao động.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.