Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
‘Cắt giảm điều kiện kinh doanh chậm chuyển biến, sức khoẻ doanh nghiệp đang bị bào mòn’
Chính phủ đã có nhiều hoạt động thúc đẩy, cải thiện môi trường kinh doanh. Từ năm 2021 đến cuối 2023, Chính phủ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 2.483 quy định kinh doanh tại 201 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.191 quy định kinh doanh tại 221 văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Minh Thảo (CIEM), dù các phiên họp Chính phủ hằng tháng luôn nhấn mạnh tới cải cách môi trường kinh doanh, nhưng việc cải cách đang chậm chuyển biến; thậm chí có lĩnh vực, rào cản còn nặng nề hơn.
“Báo cáo của các Ủy ban của Quốc hội, các doanh nghiệp cũng chia sẻ vướng mắc, bất cập này. Tuy vậy, rất ít khó khăn được giải quyết. Theo đó, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn và niềm tin của doanh nghiệp bị sụt giảm”, bà Thảo nói.
Trong khi đó, vị chuyên gia của CIEM cho biết tình hình doanh nghiệp năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 không mấy khả quan, suy giảm nhu cầu đầu tư, kinh doanh; thể hiện mức độ khó khăn nặng nề và sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm; rào cản về ngành nghề và điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn, làm tăng chi phí tuân thủ và giảm động lực đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo bà Thảo, nỗ lực cải cách ở một số địa phương chưa rõ nét, còn hình thức, chưa thực sự bám sát với thực tiễn doanh nghiệp; bất cập về chất lượng quy định pháp luật; rào cản về thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
>>>Xem thêm: ‘Cắt giảm điều kiện kinh doanh chậm chuyển biến, sức khoẻ doanh nghiệp đang bị bào mòn’
'Thị trường đảo chiều, trở lại thời trăm hoa đua nở và giá BĐS sẽ tăng'
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc PropertyGuru Việt Nam, nhận định thị trường BĐS sau khi đi đảo chiều sẽ chuyển qua 4 giai đoạn: thăm dò, củng cố, khởi sắc và ổn định. Những giai đoạn này kế tiếp nhau, dự báo diễn ra trong giai đoạn 2024 – 2025.
“Khi chúng ta bước sang điểm đảo chiều thì cả chặng đường tiếp theo sẽ trở lại giai đoạn “trăm hoa đua nở”, giá BĐS tăng. Trên thực tế, dòng tiền sau khi thoát khỏi các loại hình đầu cơ, sẽ tìm cách trở lại loại hình mang tính chất tạo ra dòng tiền và ở thực như nhà riêng và chung cư. Điều đó cho thấy loại hình ở thực, đặc biệt là tại các thành phố lớn, luôn bền vững về giá và sự quan tâm trên thị trường”, ông Quốc Anh chia sẻ.
Về thời điểm nên mua nhà, ông Nguyễn Vũ, Giám đốc Trung tâm giao dịch BĐS Căn Nhà Mới cho rằng: “Năm 2025 thị trường sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, mặt bằng giá các sản phẩm BĐS sẽ tăng cao. Đầu tư vào thời điểm như hiện nay, người sẽ có cơ hội lựa chọn những sản phẩm đã hoàn thiện về pháp lý và có giá cả phù hợp hơn”.
Cùng chung quan điểm, “Bác sĩ BĐS” Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư BĐS Việt An Hoà nhận định, đây là thời điểm xác định đáy của BĐS, là thị trường của người mua. Người mua tìm kiếm được BĐS giá tốt, yêu thích thì nên xuống tiền. Đây có thể không phải thời điểm tốt để bán nhưng là thời điểm tốt để đi mua. Không lúc nào dễ mua nhà như lúc này.
>>>Xem thêm: 'Thị trường đảo chiều, trở lại thời trăm hoa đua nở và giá BĐS sẽ tăng'
Tiêu hết 657.000 tỷ đầu tư công bằng cách nào?
Động lực tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam những năm tới là đầu tư và các giải pháp khơi thông đầu tư. Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc giải ngân và hấp thụ lượng vốn khổng lồ này là không đơn giản.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về vấn đề này, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng, khi đầu tư tư nhân vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, đầu tư công sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng để bù đắp cho đầu tư tư nhân. Hậu khủng hoảng, thúc đẩy đầu tư công thường được coi là một trong những công cụ chính sách quan trọng tạo tác động lan tỏa tới các ngành, nghề kinh tế hồi phục và phát triển.
Ngoài việc bù đắp khi đầu tư tư nhân chưa kịp hồi phục đầy đủ, đầu tư công còn có ý nghĩa tạo dựng không gian tăng trưởng mới tại các địa bàn, khu vực địa lý mới, tạo không gian cho kinh tế số, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh hay kinh tế tuần hoàn. Đây là vai trò của đầu tư công mà đầu tư tư nhân chưa thể thay thế, ngay cả khi có những dấu hiệu tích cực từ sự hồi phục của thị trường chứng khoán, bất động sản hay sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng của tín dụng đối với nền kinh tế.
Với hiệu ứng lan tỏa, đầu tư công sẽ dẫn dắt, kích thích đầu tư tư nhân đồng thời phát huy mạnh mẽ đầu tư tư nhân khi được thực hiện theo các hình thức như đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Do vậy, đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế trong năm 2024.
>>>Xem thêm: Tiêu hết 657.000 tỷ đầu tư công bằng cách nào?
'Thao túng TTCK sẽ được mời về sinh hoạt trong không gian hẹp'
Theo trung tướng Tô Ân Xô, thông qua vụ án FLC và Tân Hoàng Minh, Bộ Công an đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng thao túng thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường trái phiếu. Cơ quan điều tra cũng đã có kết luận điều tra và Viện Kiểm sát đã có cáo trạng, sẽ sớm đưa ra xét xử 2 vụ án này.
Theo người phát ngôn của Bộ Công an, cơ quan điều tra đã phát hiện rằng việc thao túng TTCK của FLC thể hiện qua 2 hành vi.
Cụ thể, hành vi thứ nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lập và ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros, nâng khống 3.102 tỷ đồng (từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng). Sau đó hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký lưu ký, từ đó thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.
Hành vi thứ hai là thao túng TTCK, ông Quyết chỉ đạo mượn giấy tờ cá nhân của 45 người thân trong gia đình, lập 20 công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, sử dụng danh tính pháp nhân để mở 500 tài khoản chứng khoán thao túng chứng khoán.
Thủ đoạn thao túng là liên tục mua bán cùng 1 loại chứng khoán; mua bán khớp lệnh nội nhóm; đặt nhiều lệnh mua, bán vào thời điểm mở cửa và đóng cửa; đặt nhiều lệnh mua bán sau đó hủy nhằm tạo cung cầu giả và "lùa" nhà đầu tư mua theo. Từ 26/5/2017- 10/01/2022 nhóm này đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết các đối tượng lợi dụng sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước và một số quy định pháp luật liên quan. Đầu tiên là thiếu kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc góp vốn điều lệ tại các doanh nghiệp (Tổ chức, cá nhân tự khai) dẫn đến khai khống, hợp thức hóa vốn.
>>>Xem thêm: Trung tướng Tô Ân Xô: 'Thao túng TTCK sẽ được mời về sinh hoạt trong không gian hẹp'
Chủ tịch HSC tiết lộ loạt động thái gỡ rào cản nâng hạng TTCK, đón dòng vốn 10 tỷ USD
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được phần lớn các tiêu chí của MSCI và FTSE đề ra cho việc nâng hạng thị trường. Tuy nhiên gần đây nhất vào quý IV/2023, qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các thành viên thị trường và UBCKNN với MSCI và FTSE, hai tổ chức xếp hạng này đã nêu ra một số tiêu chí cụ thể nhằm định hướng cho cơ quan chức năng và các thành viên thị trường chứng khoán Việt Nam nỗ lực đưa ra các giải pháp nhanh hơn. Trong số các tiêu chí đó, có 3 điều kiện quan trọng mà thị trường chứng khoán Việt Nam còn cần đạt được:
Thứ nhất là mở rộng, không hạn chế tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty Việt Nam. Hạn chế này được phản ánh vì một số các mã chứng khoán trong các ngành nghề như ngân hàng, bán lẻ, công nghệ... còn hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhưng lại được các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quan tâm nhiều và hiện đã hết “room”.
Tuy nhiên, ngoài các ngành nghề đặc thù có yếu tố an ninh tài chính quốc gia hoặc an ninh công nghệ cao, khuôn khổ pháp lý của thị trường Việt Nam đã cho phép các công ty mở tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
"Như vậy sự chủ động mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã nằm trong tay phần lớn các doanh nghiệp niêm yết. Việc các doanh nghiệp niêm yết có thể thực hiện thêm là chủ động rà soát ngành nghề và điều chỉnh lại đăng ký kinh doanh để đề xuất nới giới hạn sở hữu nước ngoài. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được nâng cấp lên thị trường mới nổi không phải do các yếu tố về quy mô và thanh khoản, mà chủ yếu do các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài", Chủ tịch HSC Johan Nyvene tiết lộ.
Rào cản thứ hai là điều chỉnh hoặc gỡ bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch, nhất là đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Hiện nay, theo quy định, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch chứng khoán tại Việt Nam phải thực hiện các quy định về ký quỹ trước giao dịch. Loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch sẽ làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, và đương nhiên sẽ giúp cho việc nâng hạng thị trường Việt Nam gần với hiện thực hơn.
"Với việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ, các định chế tài chính trung gian tại Việt Nam, bao gồm các ngân hàng lưu ký, thanh toán, và các công ty chứng khoán cần nhận thức được những yếu tố rủi ro từ việc nhà đầu tư nước ngoài có thể không có khả năng thanh toán hoặc chậm thanh toán mang tính kỹ thuật. Việc xác định rủi ro này cần được các công ty chứng khoán có nguồn lực tài chính vững mạnh và có nhiều kinh nghiệm với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, cùng với các ngân hàng lưu ký nước ngoài hợp tác và cùng nhau giải quyết", Chủ tịch HSC nhận định.
>>>Xem thêm: Chủ tịch HSC tiết lộ loạt động thái gỡ rào cản nâng hạng TTCK, đón dòng vốn 10 tỷ USD
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.