'Sức nóng' của sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam

Nhật Huỳnh - 24/10/2020 13:24 (GMT+7)

(VNF) - Hai dự án hạ tầng trọng điểm của cả nước là sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam khi hoàn thiện được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng thu hút đầu tư, giúp kinh tế tăng trưởng nhanh không chỉ tại khu vực mà còn của cả nước.

VNF
Sân bay Long Thành cũng đang được huy động tối đa mọi nguồn lực, thúc đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Khởi động hai đại dự án

Sáng 30/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận, Đồng Nai đã khởi công dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và dự án Phan Thiết - Dầu Giây tại xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

3 dự án Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến hoàn thành cuối năm 2022 và khi đưa vào khai thác cùng với các dự án thành phần khác sẽ từng bước hình thành nên tuyến cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài 1.811km với điểm đầu là nút giao Pháp Vân (Hà Nội), điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ), đây là công trình quan trọng quốc gia được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020. Dự án này khi đi vào hoạt động sẽ từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, đồng bộ với các công trình hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh; góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bên cạnh cao tốc Bắc Nam, một dự án trọng điểm khác là sân bay Long Thành cũng đang được huy động tối đa mọi nguồn lực, thúc đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Dự án sân bay Long Thành được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích 5.000 ha, gồm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1, sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm;

Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, còn giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm, khi hoàn tất các giai đoạn đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Theo thông tin mới nhất từ tỉnh Đồng Nai, trong tháng 10/2020, tỉnh này sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Đây cũng chính là cam kết của Đồng Nai đối với Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.

Thúc đẩy tăng trưởng

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định rằng khi hai dự án trọng điểm là sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam đi vào hoạt động sẽ sớm kết nối mạng lưới hạ tầng, thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, các nhà thầu, doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào dự án sẽ có cơ hội vàng để có được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nhằm duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Cụ thể, với dự án cao tốc Bắc Nam, khi dự án hoàn thành thi công, đây sẽ là tuyến đường cao tốc tốt nhất Việt Nam đi qua nhiều địa phương, chạy dọc theo chiều dài đất nước, kết nối rất nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn từ Bắc đến Nam. Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại các khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm.

Còn với sân bay Long Thành, dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành nơi trung chuyển trọng điểm trong khu vực, cũng như quốc tế và trở thành một thành phố sân bay đúng nghĩa, sánh ngang với các sân bay hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó, những khu đô thị có quy hoạch bài bản tại các khu vực liền kề các công trình giao thông trọng điểm cũng sẽ trở thành kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn đối với cả giới đầu tư lẫn người có nhu cầu an cư.

Trước đó, tại cuộc làm việc với Bộ GTVT về định hướng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực GTVT được tổ chức vào tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, trong 5 năm tới, Bộ này sẽ dừng việc mở rộng các tuyến quốc lộ, tập trung nguồn lực cho 2 công trình đột phá là nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn tới Cần Thơ, với chiều dài khoảng 1.301 km và hoàn thành giai đoạn I, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bộ GTVT xác định, định hướng phát triển trong thời gian tới là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hiện đại và có trọng tâm, trọng điểm. Nguồn vốn nhà nước phải được ưu tiên dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt đối với các công trình trọng điểm quốc gia, kết nối các phương thức vận tải; đồng thời huy động tối đa mọi nguồn lực khác cho đầu tư phát triển và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025 được nhận định tiếp tục là giai đoạn khó khăn về vốn, đặc biệt do ảnh hưởng dịch COVID-19, nên tăng trưởng kinh tế giảm so với mục tiêu ban đầu kéo theo giảm thu ngân sách… Vì vậy, tại buổi làm việc với lãnh đạo GTVT vào ngày 3/9/2020, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị Bộ GTVT bám sát Dự thảo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, để xây dựng mục tiêu, tầm nhìn cụ thể theo từng giai đoạn, với những đột phá, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại.

“Bộ GTVT phải tập trung hoàn thành hơn 600 km đường cao tốc, hoàn thành giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành, hoàn thiện các dự án đang còn dở dang, cần ưu tiên những công trình kết nối, bố trí vốn triển khai các công trình này, bảo đảm sự kết nối, đồng bộ các lĩnh vực”, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị.

Cùng chuyên mục
Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

(VNF) - Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt bất cập còn tồn tại và yêu cầu Cục Hải quan Hà Nam Ninh có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Gò Vấp, Bình Thạnh.

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

(VNF) - Tại TP. HCM, giá căn hộ dọc theo tuyến metro liên tục gia tăng từ thời điểm mở bán với mức tăng trung bình từ 35% - 70% tùy thuộc vào vị trí, cá biệt có dự án gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2023.

Bảo Tín Mạnh Hải: Doanh thu gần 1.000 tỷ, đóng thuế chưa nổi 20 triệu

Bảo Tín Mạnh Hải: Doanh thu gần 1.000 tỷ, đóng thuế chưa nổi 20 triệu

(VNF) - Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải phải đóng chỉ là 19,8 triệu đồng, quá nhỏ khi đặt cạnh doanh thu lên đến gần 1.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Thừa Thiên Huế: Loạt nhà máy thuỷ điện bị gọi tên đòi nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Loạt nhà máy thuỷ điện bị gọi tên đòi nợ thuế

(VNF) - Ngoài việc bị “bêu tên” vì chây ỳ nợ thuế, một số doanh nghiệp đang phát triển các Nhà máy Thuỷ điện trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn bị Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng biện pháp cưỡng chế hoá đơn.

Đại gia đứng sau vụ thâu tóm dự án 4 mặt tiền ở TP.HCM của Bitexco

Đại gia đứng sau vụ thâu tóm dự án 4 mặt tiền ở TP.HCM của Bitexco

(VNF) - The Spirit of Saigon với 4 mặt tiền giữa trung tâm TP.HCM, thế chấp cho lô trái phiếu 10.000 tỷ của Bitexco vừa được chuyển nhượng cho Công ty Phương Đông Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp bất động sản kín tiếng tại Hà Nội.

59.000 căn hộ chưa có sổ đỏ, TP.HCM lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc

59.000 căn hộ chưa có sổ đỏ, TP.HCM lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc

(VNF) - TP.HCM lập kế hoạch tháo gỡ loạt khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án nhà ở thương mại, dự kiến triển khai từ quý IV/2024

'Ác mộng' với các công ty EU: Cảnh báo xung đột pháp lý với Trung Quốc

'Ác mộng' với các công ty EU: Cảnh báo xung đột pháp lý với Trung Quốc

(VNF) - Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang cảnh báo rằng một loạt luật sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến các công ty phải xung đột trực tiếp với luật pháp ở Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến việc "tách rời" một phần của một số chuỗi cung ứng.