Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng công ty hay Ban quản lý dự án?
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, VEC thực chất xuất thân từ Cục quản lý dự án đường cao tốc, thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Đến năm 2004, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam chính thức được thành lập.
Đến tháng 7/2010, VEC được chuyển đổi loại hình từ Công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ GTVT sang hình thức Công ty TNHH MTV và đổi tên thành Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam như hiện nay.
Dưới "bầu sữa" của Bộ GTVT, VEC dần lớn mạnh được quản lý và thi công hàng loạt tuyến cao tốc lớn trong cả nước.
Đến thời điểm hiện tại, VEC vẫn là "ông trùm" cao tốc khi đang quản lý và vận hành 5 dự án lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng gồm: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (24.500 tỷ đồng); cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (9.000 tỷ đồng); cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (34.500 tỷ đồng); cao tốc Long Thành - Dầu Giây (16.000 tỷ đồng); cao tốc Bến Lức - Long Thành (31.3000 tỷ đồng).
Rõ ràng, nếu xét về kinh nghiệm, nhân lực, thi công, vận hành, khai thác thì VEC vẫn là "anh cả đỏ" trong lĩnh vực đường cao tốc.
Cho dù VEC không có máy móc, thiết bị lớn nhưng hiện đơn vị vẫn đang có 3 công ty con quản lý, sửa chữa vận hành các tuyến cao tốc là Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam (VEC Services); Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC E); Công ty cổ phần Vận hành và Bảo trì đường cao tốc Việt Nam(VEC O&M).
Phải thừa nhận rằng, xét về nhân lực và kinh nghiệm xây dựng, quản lý đường cao tốc thì VEC vẫn đứng đầu tại Việt Nam hơn hẳn các Ban quản lý dự án (PMU) mà Bộ GTVT đang giao trách nhiệm (đại diện Bộ) quản lý các tuyến cao tốc.
Hơn thế nữa, nhân lực tại VEC vừa qua được tăng cường mạnh mẽ khi tháng 9/2020, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) mới được sáp nhập vào VEC.
Với bộ máy "phình" lớn, nhiều nhân lực giỏi nhưng lại dễ dàng nhận thấy VEC thiếu máy móc, thiết bị. Mặt khác, hiện VEC trực thuộc Uỷ ban quản lý vốn nhà nước, nếu muốn thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông thì họ phải đấu thầu như một nhà thầu thực thụ, chứ không được giao quản lý dự án (như các PMU thuộc Bộ GTVT), đây chính là "điểm yếu" lớn nhất tại VEC khiến đơn vị này "mắc kẹt" giữa mô hình Ban Quản lý dự án hay Tổng Công ty cổ phần?
Phú quý giật lùi
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trước đây, để khắc phục những tồn tại và hạn chế này, Bộ GTVT và lãnh đạo VEC nhiều lần có văn bản gửi tới Chính phủ xin tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được chấp thuận, thậm chí còn bị giảm vốn.
Đầu năm 2020, mức vốn điều lệ của VEC là 1.000 tỷ đồng, điều này còn chưa đủ để thực hiện đủ vốn đối ứng tại 1 dự án vốn ODA mà VEC đang quản lý. Thế nhưng, vào tháng 5/2020, VEC không những không được tăng vốn mà còn tiếp tục giảm vốn từ 1.018,793 tỷ đồng xuống còn 978,7 tỷ đồng.
Điều này, đánh mất đi cơ hội phát triển lớn của VEC trong khi đơn vị này đang quản lý 5 dự án cao tốc lớn tại Việt Nam.
Nhìn lại sau 16 năm phát triển, đến thời điểm hiện tại, VEC chỉ mới công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018 với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức 3.209 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành 94% kế hoạch đề ra.
Trong đó, tuyến Nội Bài - Lào Cai thu được 1.270 tỷ đồng, tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đóng góp 1.073 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu về 705 tỷ đồng và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi góp 159 tỷ đồng vào tổng doanh thu.
Cũng theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018 này, VEC phải chịu khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế chỉ dừng ở mức 892 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này lại "vượt mong đợi của Bộ Giao thông Vận tải" do kế hoạch ước đạt 365 triệu đồng.
Tại ngày 31/12/2018, tổng công ty sở hữu khối tài sản lên tới 96.452 tỷ đồng, tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với năm 2017 do đầu tư vào hàng loạt dự án lớn. Bên kia bảng cân đối kế toán, VEC có hơn 86.935 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó vay và nợ thuê tài chính hơn 66.517 tỷ đồng.
Hiện chủ nợ lớn nhất của VEC cho đến cuối năm 2018 chính là Ngân hàng Phát triển Châu Á với hơn 32.244 tỷ đồng, ngoài ra VEC còn vay World Bank 5.413 tỷ đồng và JICA 28.959 tỷ đồng.
Ngày 11/2/2020, VEC đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với tổng doanh thu ước đạt 4.251 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 2,2 tỷ đồng. Con số này là quá ít ỏi đối với 1 "ông trùm" cao tốc.
Bên cạnh đó, việc Bộ Công an đang điều tra gắt gao tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cùng mô hình vận hành của VEC giống như các Ban quản lý dự án, các PMU khi thiếu "bầu sữa" từ Bộ GTVT thì khó có thể tồn tại.
"Hiện VEC chịu sự quản lý Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng với mô hình này, trong tương lai, sẽ không thể giao dự án cho VEC, còn nếu muốn cạnh tranh đầu tư, xây dựng các tuyến cao tốc trong tương lai thì VEC phải có sự lột xác thực sự về chất và lượng, đầu tiên là chuyện tăng vốn điều lệ. Nếu được đầu tư bài bản, VEC vẫn là Tổng công ty lớn - một "anh cả đỏ" trong xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam", một Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.