Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hơn chục năm chưa xong GPMB
Mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8 trong 2 năm trở lại đây trở nên nham nhở khi nhiều nhà đã tháo dỡ 1 phần hoặc toàn bộ, nhường không gian để xây metro. Nhà cũ đã phá dỡ nhưng nhà mới chưa dám xây và cải tạo vì còn chờ xong tàu điện khiến cho mặt phố trở nên xấu xí.
Trong khi đó, hàng trăm ngôi nhà san sát 2 bên đường đã được dọn chỗ nhường mặt bằng nhưng do chưa thi công nên tạo ra một khoảng đất trống chỗ thấp chỗ cao nhấp nhô. Xe không đi được, người đi bộ cũng không thoải mái còn các nhà mặt tiền cũng không khai thác được. Đất bỏ không, công trình chưa xây còn dân thì bất tiện và có chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn do công trường dang dở.
Mất năm trước, háo hức ăn theo thông tin xây dựng Metro, nhiều ngôi nhà trong các con hẻm trên tuyến đường từ Cách Mạng Tháng 8 kéo dài đến Trường Chinh được đẩy giá cao ngất lên hàng chục tỷ đồng. Nhưng rồi, sau hơn chục năm, viễn cảnh metro chạy, đường mở rộng... vẫn chưa biết ngày nào thành hiện thực khiến cho giá nhà đã giảm trung bình khoảng 10- 15% tùy vị trí.
Cùng với ảnh hưởng từ thị trường BĐS đóng băng, lượng khách tìm mua ít đi, cơ hội mua bán kiếm lãi cũng giảm mạnh... giá cứ theo chiều hướng giảm sâu thêm.
Năm 2010, dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dài 11km được duyệt với tổng mức đầu tư hơn 26.116 tỷ đồng. Dự kiến xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2016.
Đây là dự án đường sắt đô thị thứ hai ở TP.HCM, sau Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Tuyến đi qua địa bàn của 6 quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú với tổng diện tích 251.136m2. Tổng số tiền bồi thường mặt bằng, tái định cư hơn 4.138 tỷ đồng.
Đến hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng của tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương hiện đạt hơn 86%, với 508/586 trường hợp chịu ảnh hưởng và đã bàn giao. Từ năm 2021, tiến độ bàn giao mặt bằng cho Metro số 2 bị chậm lại so với trước. Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác hỗ trợ ở quận 3 chưa được giải quyết.
Tại quận 3 còn 66/113 trường hợp bị ảnh hưởng chưa giao mặt bằng. Ngoài ra, một số trường hợp chưa bàn giao do các hộ chưa chấp nhận giá bồi thường.
Theo MAUR, tiến độ bồi thường, hỗ trợ tái định cư chậm trễ sẽ làm tăng chi phí mỗi năm là 68 tỷ đồng do lãi vay, phí cam kết, trượt giá.
Đồng thời, theo quyết định điều chỉnh duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn quận 3, hiện quận này chỉ còn khoảng 268 tỷ đồng cho phần tăng thêm. Nếu tiến độ tiếp tục chậm và tăng chi phí vượt số tiền trên, tổng mức đầu tư sẽ tăng lên, dẫn đến phải điều chỉnh dự án..
Lùi thời đến 2030
Theo quyết định phê duyệt đầu tiên năm 2010, dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dự kiến xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2016.
Đến tháng 11/2019, UBND TP. HCM có quyết định điều chỉnh dự án xây dựng dự án metro số 2 Bến Thành – Tham Lương. Tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 47.890 tỷ đồng, thời gian thực hiện và hoàn thành dự án từ năm 2010 đến năm 2026.
Do có nhiều vướng mắc, dự án không thể hoàn thành nên tháng 10/2023, UBND TP. HCM có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Cụ thể, thời gian hoàn thành đưa vào khai thác là năm 2030 và 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành là đến năm 2032.
Theo đó, Ban quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP. HCM phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung, tính chính xác số liệu, tài liệu trong hồ sơ trình.
Vào ngày 22/6/2023, gói thầu đầu tiên là di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án metro số 2 Bến Thành – Tham Lương đã được tổ chức khởi công, sau 11 năm chờ đợi. Đây là hạng mục khởi công đầu tiên nhằm trao trả mặt bằng sạch, giúp nhà thầu chính thức bắt tay thi công các hạng mục ngầm chính trong giai đoạn tiếp theo.
Dự án metro số 2 Bến Thành – Tham Lương hiện đi tiên phong trong ứng dụng mô hình TOD (Transit Oriented Development - Mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) trong tập trung vốn giao thông, chỉnh trang đô thị, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai rất được kỳ vọng. Tuy nhiên, sự chậm trễ đang khiến chi phí đội lên, trong khi đó rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh của người dân cũng như hiệu quả về giao thông đô thị bị ảnh hưởng.
Gia đình cụ bà Nguyễn Thị Oanh (Phường 5, Quận Tân Bình) đã mòn mỏi chờ đợi tuyến Metro này cả chục năm. Bà kể, vợ chồng tôi cứ ngỡ sẽ được đi metro từ chợ Ông Tạ lên thẳng chợ Bến Thành. Nhưng đã hơn chục năm nay vẫn chục năm vẫn chưa thấy xây dựng gì cả.
Bà Oanh nói, tôi nghe tin có Metro năm 65 tuổi, nay đã gần 80 nhưng vẫn chưa thấy hình hài tàu điện đâu. Tôi chỉ mong, đến cuối đời có thể đi metro 1 đường thẳng từ nhà đến trung tâm Sài Gòn.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.