'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hai năm trở lại đây, việc đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường và sự xuất hiện của các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhưng cũng vô cùng cần thiết đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Thực tế đáng buồn cho thấy, đất nước ta đang ở trong những ngày tháng gian nan nhất, minh chứng cho điều này là tăng trưởng GDP quý III vừa qua đã âm 6,17%, là mức âm sâu nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cũng liên tục gia tăng, đồng thời lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp rút lui trong một tháng nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) lần thứ 17, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về những dự báo cho việc mở cửa lại của các doanh nghiệp trong thời gian tới, và những
- Nước ta đang có động thái tái khởi động mở cửa lại nền kinh tế sau khi cơ bản khống chế được sự lây lan của dịch bệnh, theo ông, giai đoạn sắp tới cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?
TS. Vũ Tiến Lộc: Những ngày đầu tháng 10 đánh dấu một thời điểm hệ trọng của nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta dần mở cửa lại nền kinh tế ở tỉnh thành trọng điểm như TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh miền Đông Nam Bộ...
Theo tôi, khó khăn và trở ngại đầu tiên đối với doanh nghiệp sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, đó là sự thiếu hụt lao động. Chúng ta đã chứng kiến những dòng người lao động "hồi hương" với quy mô chưa từng có, dù là tự nhiên và chính đáng để họ có thể ổn định về tâm lý, phục hồi sức khỏe và quay trở lại thị trường lao động sau này.
Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc nối lại chuỗi cung ứng lao động trong ngành sản xuất, và càng cơ cực hơn đối với doanh nghiệp có đặc thù sử dụng nhiều lao động. Bởi lẽ, để nối lại chỗi cung ứng nguyên liệu doanh nghiệp chỉ cần 3 đến 6 tháng, song để nối lại chuỗi cung ứng lao động thì có thể kéo dài 6 tháng đến cả năm.
Tôi cho rằng, đây là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến trình tái khởi động phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới.
- Theo ông, các doanh nghiệp cần xây dựng tâm thế, chiến lược thế nào để giảm thiểu tác động của dịch bệnh trong trường hợp có diễn biến kém tích cực mới?
Công cuộc phòng chống Covid-19 cơ bản đã có những thành quả bước đầu, nhưng theo dự báo thì chủng virus này sẽ không sớm biến mất, thậm chí còn có thể trở thành phần tất yếu của cuộc sống trong nhiều năm tháng nữa. Ở góc độ thận trọng hơn, dù Covid-19 có qua đi thì vẫn tồn tại những rủi ro về loại virus, dịch bệnh mới và những tai họa khác phát sinh từ biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại có thể đẩy thế giới này vào một tương lai bất định, mơ hồ, căng thẳng và phức tạp hơn nữa.
Điều này phản ánh thực tế rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không ngừng thay đổi và để tồn tại, phát triển trong bối cảnh này thì cộng đồng doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình thông qua việc cải thiện khả năng thích ứng, khả năng chống chịu lên mức cao. Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp không nên chờ đợi cuộc khủng hoảng này qua đi, mà cần tập sống chung với nó.
Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên mới này, mô hình kinh doanh mà các doanh nhân cần phải định hình chính là số hóa - xanh hóa - xã hội hóa. Tôi cho rằng đó là mô hình hiệu quả, nhân văn và có khả năng thích nghi, khả năng chống chịu cao.
Về số hóa, chuyển đổi số tích hợp với các công nghệ khác của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên thông minh hơn, hiệu quả hơn. Còn xanh hóa sẽ giúp giúp chúng ta bảo vệ được trái đất, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, xu hướng quan trọng hơn cả đó là xã hội hóa, hay nói khác đi là đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Tôi nhận thấy tầm vóc doanh nhân ngày nay sẽ không còn chủ yếu đo bằng tài sản nắm giữ, mà sẽ đo bằng sự nể trọng, sự tri ân của xã hội thông qua sự cống hiến, sự dấn thân. Tôi cũng tin rằng, trong lòng dân tộc đang hình thành đội ngũ doanh nhân như thế và các doanh nhân hàng đầu đang kể cho chúng ta những câu chuyện nhân văn, chứ không phải chỉ là những câu chuyện kinh doanh.
- Để hỗ trợ hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi trở lại, về phần minh, ông có đề xuất, kiến nghị nào đối với các nhà xây dựng chính sách không, thưa ông?
Như đã chia sẻ tại một số tọa đàm gần đây, tôi cho rằng Chính phủ gần có giải pháp "5T", bao gồm trợ thở, tiếp máu, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nâng cấp doanh nghiệp về quản trị, tăng cường liên kết và mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại.
Về trợ thở, Chính phủ đã có quyết định đúng đắn nhưng khó khăn đó là mở cửa lại nền kinh tế và chấp nhận sống chung an toàn với dịch. Việc doanh nghiệp được tái khởi động sản xuất kinh doanh sẽ giúp họ phần nào giải được bài toán cơm áo gạo tiền.
Đối với tiếp máu, để yểm trợ cho doanh nghiệp tái khởi động phục hồi, tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục bổ sung và tổ chức thực hiện thật tốt, thật nhanh các gói hỗ trợ về tài khoá, tiền tệ, an sinh - xã hội cho người dân và doanh nghiệp. Các biện pháp giãn hoãn, giảm thuế, phí, giảm giám giảm lãi suất, nới lỏng các điều kiện cho vay... cũng cần được thực hiện với phạm vi rộng hơn, liều lượng lớn hơn, thời hạn dài hơn.
Tôi đề nghị cần mở rộng phạm vi giảm thuế giá trị gia tăng, bổ sung các biện pháp mới như bảo lãnh tín dụng và cấp bù lãi suất cho vay từ ngân sách... để hỗ trợ cho những nỗ lực cho vay và giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng. Chúng ta đang còn dư địa để thực hiện chính sách tài khoá ngược chu kỳ hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tôi cho rằng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cởi trói cho doanh nghiệp thì cần đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính, qua đó cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tăng cường khả năng chống chịu cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.
Cải cách thủ tục hành chính cho giai đoạn tái khởi động, phục hồi nền kinh tế cũng phải triển khai thần tốc, khẩn trương như việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh để tranh thủ thời cơ cho doanh nghiệp vượt lên.
Để thúc đẩy nâng cấp doanh nghiệp về quản trị, công nghệ và về nguồn nhân lực, tôi nghĩ rằng cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tư vấn, đào tạo... giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nội sinh để cạnh tranh thắng lợi. Ở đây cần có sự chung tay của các cơ quan chính quyền, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Cuối cùng, tôi đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp tăng cường liên kết, mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư để yểm trợ doanh nghiệp tiếp cận các thị trường. Trong thời đại dịch các chuỗi cung ứng đang được định hình lại thì sự nhanh chân của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sẽ quyết định thành công. Chúng ta cần hoan nghênh các hoạt động xúc tiến trực tuyến được triển khai đón đầu cho thời mở cửa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.