Hiện tại, biên bản ghi nhớ này vẫn chưa được công bố và hiện chưa rõ những thương hiệu SAIC nào sẽ được phân phối theo biên bản thỏa thuận. Được biết, tập đoàn ô tô Trung Quốc có Maxus, MG, Roewe và một số thương hiệu khác.
Tan Chong Motor 'bắt tay' cùng hãng xe Trung Quốc SAIC để kinh doanh tại Việt Nam
Tan Chong Motor nói rằng dự án được đề xuất và nếu thành hiện thực thì sẽ cung cấp cho công ty cơ hội mở rộng chỗ đứng trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Hiện tại, Tan Chong Motor đang sở hữu các nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam và Myanmar, đồng thời cũng đang phân phối xe chở khách và xe thương mại tại Lào và Campuchia.
Vào tháng 12 năm ngoái, có thông tin rằng Nissan đã chấm dứt thỏa thuận liên doanh với công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tan Chong, ETCM (V) về việc nhập khẩu và phân phối ô tô, linh kiện tại Việt Nam kể từ ngày 9/12/2018 nhưng thỏa thuận liên doanh vẫn còn hiệu lực đến ngày 10/9/2019 do hai tập đoàn này đã ký kết thỏa thuận hợp tác từ 22/9/2010.
Hiện tại, Nissan Việt Nam là mô hình liên doanh giữa Công ty TNHH Nissan Motor, Nhật Bản và tập đoàn Tan Chong Motor Holdings Berhad (TCMH), Malaysia với hoạt động kinh doanh dưới cả hai hình thức lắp ráp và nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.
Tuy nhiên, kể từ khi chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 12/2009, các dòng sản phẩm của Nissan như Grand Livina, Navara, X-Trail, Sunny hay Teana đều không đạt được doanh số như kỳ vọng, thậm chí các mẫu xe này còn hụt hơi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Ngoài liên doanh với Nissan Motor, tập đoàn Tan Chong cũng đang phân phối 2 thương hiệu khác tại Việt Nam là Subaru và Kawasaki.
Năm 2010, tập đoàn Tan Chong, thông qua công ty con là ETCM (V) Pte Ltd đã mua lại 74% cổ phần từ Kjaer Group (Đan Mạch) để nắm quyền quản lí của Nissan Vietnam, 26% vốn điều lệ còn lại là do Nissan Motor nắm giữ. |
Xem thêm: Toyota Avanza 2019: Xe 7 chỗ đa dụng cho gia đình Việt