Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong một động thái mới đây, Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết đã cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp xử lý thành công khoản nợ trên 1.700 tỷ đồng.
Đây là khoản nợ đọng hình thành từ nhiều năm với khách nợ là một công ty 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải đang trong giai đoạn thực hiện tái cơ cấu để cổ phần hóa, VietinBank và doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp khác nhau để giải quyết khoản nợ này song vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.
Ngày 7/12 vừa qua, DATC cũng đã phối hợp thành công với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để xử lý khoản nợ xấu trên 200 tỷ đồng tại một công ty cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước.
Trước đó, ngày 29/11, DATC đã ký hợp đồng mua nợ với giá trị khoản nợ thực hiện giao dịch là 1.014 tỷ đồng. Được biết, bên bán nợ là tổ chức tín dụng thương mại có vốn nhà nước đang trong quá trình tái cơ cấu và khách nợ là một Tổng Công ty lớn của nhà nước đang thực hiện cổ phần hóa.
Theo kế hoạch, trong tháng 12/2017, DATC sẽ tiếp tục ký thêm một số hợp đồng mua nợ tồn đọng hỗ trợ xử lý nợ xấu cho một số TCTD và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Một điểm chung rất dễ nhận thấy trong các động thái mua bán nợ xấu gần đây của DATC là khách nợ của các khoản nợ xấu này thường là DNNN (100% nhà nước hoặc cổ phần nhà nước chi phối). Đây là lợi thế riêng của DATC khi so với Công ty Quản lý Tài sản VAMC – đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện nhiệm vụ mua bán nợ xấu.
Nói lợi thế riêng là bởi, ngày 16/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về Cổ phần hóa DNNN. Nghị định mới khẳng định rất rõ vai trò và nhiệm vụ của DATC trong việc xử lý nợ hỗ trợ tái cơ cấu các DNNN thực hiện cổ phần hóa.
Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126, với các DNNN sau khi được xử lý tài chính mà nợ phải trả vẫn cao hơn giá trị tài sản (âm vốn chủ sở hữu) thì doanh nghiệp phải phối hợp với DATC xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, tại Khoản 8 Điều 21 và Khoản 3 Điều 23 Nghị định 126 còn quy định cụ thể trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp các doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản, bàn giao khoản nợ và tài sản loại trừ theo quy định cho DATC để xử lý thu hồi vốn cho NSNN.
Nghị định số 126 cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu trong thời hạn không quá 3 tháng sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của DATC.
Trong tờ trình về việc xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng hiện DATC (thuộc Bộ Tài chính) đang không được đối xử bình đẳng như Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Một số lý do mà Bộ Tài chính đưa ra có thể kể đến như: cơ chế mua bán nợ với TCTD của DATC là xem xét, trong khi cơ chế với VAMC là TCTD có trách nhiệm bán nợ xấu cho VAMC; hoạt động của DATC chỉ được điều chỉnh và hỗ trợ bởi các Thông tư của Bộ Tài chính và quy định pháp luật chung, trong khi của VAMC được hỗ trợ tương đối đầy đủ, có giá trị pháp lý cao từ Luật, Nghị quyết đến Thông tư…; VAMC được trao nhiều cơ chế đặc thù để xử lý nợ quốc gia.
Sau những phân tích, đánh giá, Bộ Tài chính cho rằng cần phải xây dựng môi trường pháp lý đặc thù, thuận lợi hơn cho DATC và tương đồng với VAMC.
Nếu Nghị định này được phê duyệt theo hướng của Bộ Tài chính, DATC lại càng có thêm lợi thế trong hoạt động xử lý nợ xấu khi so với VAMC.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.