Tăng sản lượng khai thác dầu mỏ - lựa chọn an toàn của OPEC+

Thanh Hương - 04/12/2021 08:24 (GMT+7)

Trái ngược với mọi dự đoán, OPEC+ không phản ứng quá mức trước những diễn biến trên thế giới khi nhất trí duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày trong đầu năm 2022.

VNF
Lựa chọn an toàn của OPEC+

Sự xuất hiện của biến thể Omicron làm phức tạp thêm diễn biến dịch Covid-19, Mỹ và một số quốc gia có nhu cầu năng lượng cao mở kho dầu dự trữ chiến lược..., những yếu tố này dường như không tác động đáng kể tới chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+. Bất chấp những yếu tố biến động trên thế giới, trong cuộc họp chính sách tháng 12, nhóm này vẫn quyết định duy trì kế hoạch sản lượng dầu trong năm tới để có thể đảm bảo sự ổn định của thị trường "vàng đen".

Trái ngược với mọi dự đoán, OPEC+ không phản ứng quá mức trước những diễn biến trên thế giới khi nhất trí duy trì kế hoạch tăng nhẹ sản lượng dầu hàng tháng thêm 400.000 thùng/ngày trong đầu năm 2022. OPEC+ còn trấn an thị trường với cam kết tiếp tục tính đến diễn biến của đại dịch Covid-19, theo sát diễn biến trên thị trường dầu, đồng thời sẵn sàng có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

Ngay lập tức, Mỹ đã hoan nghênh quyết định của OPEC+, đồng thời đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất thuộc OPEC+ trong những tuần gần đây. Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ trong những tuần gần đây với các đối tác của chúng tôi - Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và các nhà sản xuất OPEC + khác, nhằm giúp giải quyết áp lực về giá dầu mỏ. Chúng tôi hoan nghênh quyết định tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày".

Bà nhấn mạnh cùng với việc xuất kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, Mỹ tin rằng các nỗ lực này sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rõ rằng quyết định của OPEC+ đã cho thấy thị trường dầu mỏ vẫn ổn định và nhu cầu đang phục hồi. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Nga cùng với các nước xuất khẩu dầu mỏ khác sẽ giám sát tình hình nhằm có những đánh giá về sự tác động của biến thể Omicron đối với hoạt động đi lại.

Quyết sách của OPEC+ đã tác động nhất thời đến giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 2/12 với biên độ dao động lên tới 5 USD. Theo đó, chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 80 xu Mỹ (1,2%) lên 69,67 USD/thùng sau khi có lúc rơi xuống mức thấp 65,72 USD/thùng trong cùng phiên. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 93 xu Mỹ (1,4%) lên 66,50 USD/thùng, sau khi có lúc giảm xuống 62,43 USD/thùng trong phiên này.

Kế hoạch tăng sản lượng dầu hằng tháng thêm 400.000 thùng/ngày đã được OPEC+ triển khai từ tháng 5/2021 và được đánh giá là khá hiệu quả trong việc ổn định giá "vàng đen" thế giới ở mức khoảng 70 USD/thùng - mức không quá cao và có thể chấp nhận được đối với các nhà nhập khẩu dầu mỏ - và tránh tình trạng dư thừa nguồn cung trong tương lai.

Cuộc họp chính sách diễn ra ngày 2/12 được xem là một trong những hội nghị quan trọng nhất của tổ chức này kể từ khi nhu cầu tiêu thụ dầu trong đại dịch bắt đầu phục hồi. Trước khi diễn ra cuộc họp, nhiều ý kiến đồn đoán về việc OPEC+ có khả năng "đóng băng" kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ hiện nay do nhiều yếu tố.

Trước nhất là mối quan ngại về sự xuất hiện của Omicron - biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 vốn được cho là dễ lây lan nhanh hơn - có thể khiến hoạt động đi lại sụt giảm và số ca mắc tại các nước châu Âu liên tục lập kỷ lục mới. Thêm vào đó là việc Mỹ và loạt quốc gia có nhu cầu năng lượng cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ mở kho dự trữ dầu chiến lược nhằm hạ nhiệt giá dầu và khả năng Iran trở lại thị trường dầu mỏ.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng việc vẫn còn nhiều "ẩn số" về biến thể Omicron và xu hướng sống chung an toàn với Covid-19 mà hầu hết các nước đang thực hiện để tái mở cửa và phục hồi kinh tế, cùng với tỷ lệ tiêm chủng không ngừng tăng được xem là những lý do để OPEC+ không vội vàng thay đổi chính sách dầu mỏ. Hơn thế nữa, OPEC+ cũng đã có đánh giá thấu đáo về việc các nước có nhu cầu năng lượng cao như Mỹ hay Trung Quốc "xả" kho dự trữ dầu.

Theo OPEC+, ngay cả khi Mỹ tiếp tục xuất kho dầu dự trữ chiến lược, thì động thái chưa từng có tiền lệ này chỉ mang tính nhất thời, không tác động đáng kể đến nguồn cung cũng như giá dầu hiện nay. Bằng chứng là giá dầu mỏ vẫn ở mức cao dù đã giảm 24% vào cuối tháng 11 so với tháng trước đó.

Chính vì vậy, việc OPEC+ duy trì chính sách dầu mỏ hiện nay là hành động thận trọng nhằm giải quyết từng bước cuộc khủng hoảng năng lượng và tránh sự tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế. Bà Ann-Louise Hittle, phụ trách nghiên cứu thị trường dầu mỏ của tập đoàn Wood Mackenzie, nhấn mạnh quyết định của OPEC+ là sự lựa chọn tốt nhất mà tổ chức này có được trước những xáo trộn của thế giới.

Thêm vào đó, OPEC+ cũng đã cam kết có sự điều chỉnh kịp thời cho thấy tổ chức này sẵn sàng tăng hoặc giảm sản lượng vào bất kỳ thời điểm nào dựa theo tình hình thực tế, thậm chí có thể trước cả cuộc họp chính sách tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 4/1/2022.

Theo chuyên gia Carsten Fritsch của Ngân hàng Commerzbank, "nhiều khả năng OPEC+ sẽ không tăng sản lượng dầu trong giai đoạn đầu" trong nỗ lực duy trì giá dầu ở mức khoảng 70 USD/thùng. Quyết định này phù hợp với cách tiếp cận thận trọng của OPEC+ trong bối cảnh các nước thành viên đang từ từ tăng nguồn cung. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho rằng không cần OPEC+ thực hiện "các biện pháp khẩn cấp”.

Trong báo cáo công bố hồi trung tuần tháng 11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, theo đó trong các năm 2021 và 2022, nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng thêm lần lượt là 5,5 triệu thùng/ngày và 3,4 triệu thùng/ngày. IEA cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang tăng mạnh do tốc độ tiêu thụ khí đốt tăng và hoạt động di chuyển quốc tế nhộn nhịp trở lại khi ngày càng nhiều nước mở cửa biên giới sau thời gian hạn chế để ngăn chặn dịch bệnh, song làn sóng dịch bệnh mới tại châu Âu, các hoạt động sản xuất công nghiệp chậm lại và giá dầu mỏ cao hơn có thể sẽ kìm hãm đà tăng trên.

Trong khi đó, báo cáo nội bộ của OPEC+ dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ dư thừa 3 triệu thùng/ngày trong quý I/2022, sau khi các kho dự trữ được mở, cao hơn so với mức 2,3 triệu thùng/ngày dự báo trước đó.

Báo cáo cho rằng nhìn chung, tác động của biến thể Omicron dường như chỉ liên quan đến nhiên liệu máy bay, đặc biệt là ở châu Phi và châu Âu, giữa lúc nhiều quốc gia không cho phép nhập cảnh du khách đến từ miền Nam châu Phi và một số quốc gia châu Âu áp đặt các hạn chế mới để phòng chống dịch Covid-19. Cũng theo báo cáo này, nhu cầu nhiên liệu trong ngành vận tải ở châu Âu cũng có thể bị ảnh hưởng.

Trong cuộc họp chính sách vào đầu tháng 11, 23 thành viên OPEC+ đã dự báo cán cân nguồn cung năng lượng sẽ nghiêng về thặng dư vào đầu năm 2022 và sản lượng 400.000 thùng/ngày từ nay đến tháng 1/2021 được coi là con số đủ và an toàn để đảm bảo thị trường dầu mỏ bị mất kiểm soát. Chính vì vậy, duy trì hạn ngạch dầu mỏ hiện nay là bước đi dễ dàng nhất và an toàn nhất mà OPEC+ có thể thực hiện vào thời điểm này trước khi có những tính toán mới trong thời gian tới.

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.