'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giá dầu thô gần đây đã chạm mức cao nhất trong vòng 7 năm khiến nhiều người tiêu dùng gặp khó khăn vì sự gia tăng chi phí nhiên liệu. Giá xăng bán lẻ đã tăng hơn 60% so với năm 2020 - tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2000, phần lớn là do người dân đã bắt đầu di chuyển ra ngoài đường vì các hạn chế do đại dịch gây ra đã giảm bớt.
Ngày 23/11 vừa qua, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao còn các nước sản xuất dầu OPEC+ nhiều lần không đáp lại lời mời gọi mua thêm dầu thô, tổng thống Joe Biden công bố “kế hoạch giải phóng lớn nhất từ trước đến nay”. Theo đó, Mỹ sẽ giải phóng dầu từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của mình song song với việc rút bớt từ các kho dự trữ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ xuất xưởng 50 triệu thùng, tương đương với khoảng hai ngày rưỡi nhu cầu của đất nước. Trong khi đó, Ấn Độ cho biết họ sẽ giải phóng 5 triệu thùng, Anh tự nguyện giải phóng 1,5 triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ tư nhân.
Nhật Bản sẽ tổ chức đấu giá khoảng 4,2 triệu thùng dầu, trị giá khoảng 1 hoặc 2 ngày so với nhu cầu của nước này, từ kho dự trữ quốc gia vào cuối năm nay, theo Nikkei Asia.
Thông tin chi tiết về số lượng và thời điểm xuất kho dầu từ Hàn Quốc và Trung Quốc không được công bố. Seoul cho biết họ sẽ quyết định sau khi thảo luận với Mỹ và các đồng minh khác.
Dự kiến, Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng theo hai cách. Trong vài tháng tới, 32 triệu thùng sẽ được xuất xưởng. Lượng dầu này sẽ được trả lại trong những năm tới khi thị trường kỳ vọng giá sẽ thấp hơn. Và việc giải phóng 18 triệu thùng còn lại cũng sẽ được đẩy nhanh.
Đây là lần đầu tiên Mỹ có động thái kêu gọi phối hợp từ các quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất châu Á.
Theo các chuyên gia, động thái này của Mỹ không đủ để kiềm chế đà tăng của giá dầu. Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital Economics cho biết: “Nỗ lực này không đủ lớn để hạ giá dầu nhiều và thậm chí có thể phản tác dụng nếu khiến OPEC+ làm chậm tốc độ tăng sản lượng”.
Tuy vậy, việc giải phóng nguồn dầu dự trữ có thể kích phát phản ứng từ người dùng nhiên liệu đối với các nhà cung cấp dầu, nhờ đó có tác động về lâu dài với giá xăng dầu trên thế giới.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, các quốc gia mới gia nhập "câu lạc bộ" dầu mỏ với Mỹ đại diện cho khoảng 50% nhu cầu dầu thế giới. Mặc dù việc các quốc gia này dùng dầu dự trữ để ngưng nhận cung cấp dầu từ OPEC chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song đương nhiên OPEC sẽ không muốn đánh mất những khách hàng lớn.
Ngoài ra, về định hướng dài hạn, các nền kinh tế lớn nêu trên còn có thể khuyến khích sự phát triển các loại năng lượng thay thế cho dầu mỏ, ví dụ như ô tô điện. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, những phương tiện chạy bằng nhiên liệu hoá thạch có thể vẫn chiếm thượng phong, nhưng nếu những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cùng hợp tác để thay đổi động lực năng lượng toàn cầu và phát triển các công nghệ thay thế, OPEC chắc chắn sẽ phải suy nghĩ lại.
Trước mắt, ngày 24/11, giá dầu thô đã có động thái giảm sau khi thông tin “câu lạc bộ” dầu do Mỹ khởi xướng giải phóng dầu dự trữ, làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu bị thắt chặt.
Dầu thô kỳ hạn Tây Texas Trung gian (WTI) của Mỹ giảm 12 cent, tương đương 0,2%, xuống 78,38 USD/thùng lúc 01h22 (giờ Mỹ), ngược với mức tăng 2,3% trong ngày trước đó.
Dầu thô Brent giao sau giảm 32 cent, tương đương 0,4%, xuống 81,99 USD/thùng, trong khi đã tăng 3,3% vào ngày 23/11.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của Fujitomi Securities Co Ltd., cho biết: “Những nỗ lực phối hợp của các nước tiêu thụ dầu nhằm giảm giá dầu thô đã thúc đẩy hoạt động bán mới”.
Xem thêm >> Có nên giảm thấp thuế xăng dầu?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.