Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Tài chính đề xuất ban hành một Luật mới để sửa đổi bổ sung 5 luật thuế gồm Luật thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thuế tài nguyên; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Vấn đề nóng nhất là đề xuất giảm bớt đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%, những hàng hóa dịch vụ đang chịu thuế VAT 10%, từ ngày 1/1/2019 sẽ phải chịu thuế 11% và 12% từ ngày 01/01/2020 (theo dự thảo mới nhất).
Lý do mà Bộ Tài chính đưa ra là mức thuế VAT 10% như hiện nay chưa theo kịp thông lệ quốc tế, khó bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Nhà nước hoạt động dựa trên tiền thuế của người dân, đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, liệu tăng thuế VAT có giống vắt thêm cái áo lên lưng con lừa?
Thuế VAT tuy không "đánh" trực diện vào người dân, vì khoản này có thể coi như doanh nghiệp đóng hộ cho người tiêu dùng thông qua tăng giá hàng hóa. Song, bằng con đường nào đi nữa cũng xuất phát từ túi tiền người dân.
Liệu có thể lấy tham chiếu biểu thuế VAT từ các nước phát triển để soi vào Việt Nam? Điều này có vẻ khiên cưỡng. Ví dụ: mặt hàng xe ôtô, với các nước làm chủ công nghệ sản xuất, người dân được hưởng mức giá rẻ hơn so với Việt Nam. Giá một chiếc Lexus ở Mỹ giao động từ 38.000 - 88.000 USD (từ 800 triệu đến gần 2 tỷ đồng), còn ở Việt Nam giá bị đội lên từ trên 2 tỷ đồng đến trên 8 tỷ đồng!
Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ 2.385 USD, còn ở Mỹ là 57.293. Chẵng lẽ nhà chức trách không tính toán đến sự chênh lệch kinh tế này. Tăng thuế tức là đánh vào thu nhập người dân nên phải tính toán kỹ lưỡng sức dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế từng thời điểm.
Tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội luôn có nhu cầu tiêu dùng cao hơn so với nhóm người trung lưu trở lên. Đồng nghĩa với việc người nghèo sẽ chi nhiều hơn vì thuế VAT. Từ đây, khoảng cách giàu nghèo ngày một "rộng" thêm.
Lo rằng, khi lao vào cuộc đua thuế VAT với các nước phát triển người dân ngày càng nghèo thêm, nhà nước sẽ có thêm tiền cho chi thường xuyên nhưng điều đó có vẻ chưa song hành với phương châm "Chính phủ kiến tạo". Một trong những chính sách "khoan thư sức dân" mà mọi thời đại đều áp dụng là giảm thuế, thậm chí bãi bỏ một số loại thuế.
Tăng thuế VAT cũng ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp nội, sẽ "mệt mỏi’ hơn trong cuộc cạnh tranh giá cả với làn sóng hàng giá rẻ, chất lượng từ hàng ngoại nhập.
Với thuế suất VAT phổ thông hiện nay là 10%, chiếm tỷ trọng 27,5% tổng thu ngân sách của Việt Nam, tức khoảng 350.000 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ. Bài toán an sinh xã hội vẫn phải tính, tăng thuế sẽ mang lại lợi ích cho ai? Nếu để bảo vệ môi trường thì phải cho thấy môi trường được cải thiện, hoặc phục vụ quốc kế dân sinh thì cái lợi của chủ thể nộp thuế là gì?
Tăng thuế VAT để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia là chính sách hợp lý, nhưng điều đó không thể duy ý chí mà không tính tới các điều kiện cần và đủ. Thiết nghĩ, mức phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh từng quốc gia, vùng miền chứ không có một "thông lệ" nào dùng chung.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.