Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vẫn ghi nhận tăng trưởng cao hơn hẳn mặt bằng chung, đặc biệt là ở mảng tín dụng.
Chỉ tiêu gây ngạc nhiên bậc nhất là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM - biểu thị mức độ hưởng lợi ích chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất tín dụng đầu ra).
Trong khi xu hướng chung của ngành ngân hàng là NIM suy giảm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh cả trong ngắn hạn (hỗ trợ tạm thời khách hàng vượt qua dịch Covid-19) và trong trung hạn (theo chủ trương hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) thì NIM của VIB và TPBank lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Báo cáo phân tích ngân hàng VIB cho kỳ kế toán kết thúc quý II/2020 của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhấn mạnh: "Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ NIM vẫn tiếp tục tăng 0,08% so với quý trước và tăng 0,12% so với đầu năm lên 4,23%".
Trong khi đó, theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), NIM của TPBank đã tăng từ mức 4,08% của năm 2019 lên mức 4,33% nửa đầu năm 2020. VCSC cho hay, tăng trưởng NIM của TPBank trong 6 tháng qua là cao nhất trong danh mục các ngân hàng mà công ty chứng khoán này theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.
Tương tự, chỉ tiêu thu nhập lãi (biểu thị doanh thu thuần mảng tín dụng) của VIB và TPBank vẫn tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, cho cảm giác rằng Covid-19 chưa ảnh hưởng đáng kể đến hai ngân hàng này. Cụ thể, thu nhập lãi 6 tháng đầu năm nay của VIB tăng tới 31%, còn TPBank cũng tăng tới 25%.
Ở nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này ghi nhận xu hướng chững lại rõ rệt do dư nợ tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm và việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép ghi nhận lãi dự thu.
NIM tăng, thu nhập lãi tăng giúp cho thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng của hai ngân hàng tăng mạnh. Với VIB, mức tăng là 27%; trong khi TPBank tăng 30% (trong ngành ngân hàng, thu nhập lãi thuần là nguồn thu chính của tuyệt đại đa số các ngân hàng).
Nhờ nguồn thu từ mảng tín dụng tăng trưởng cao nên cho dù chi phí hoạt động cũng như chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể, VIB và TPBank vẫn đạt được tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao trong 6 tháng đầu năm 2020, lần lượt 29% và 26%, đạt 2.356 tỷ đồng và 2.034 tỷ đồng.
VIB và TPBank là hai ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống ngân hàng (theo số liệu kết thúc năm 2019). Cuối quý II/2020, tỷ trọng này ở VIB và TPBank vẫn rất cao, lần lượt 82% và 74%, nhiều khả năng sẽ tiếp tục nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao nhất hệ thống cùng với ngân hàng OCB.
Về lý thuyết, cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn đáng kể so với cho vay ngắn hạn do thời gian cho vay càng dài thì xác suất xảy ra biến cố càng lớn, ngoài ra còn tiềm ẩn rủi ro lệch hạn. Vì vậy mà cho vay trung và dài hạn luôn có lãi suất cao, lợi suất thu về lớn.
Một yếu tố khác giúp mảng tín dụng của VIB và TPBank ghi nhận mức sinh lời tốt trong nửa đầu năm 2020 bất chấp Covid-19 là do tăng trưởng dư nợ cho vay năm ngoái của hai ngân hàng này rất cao (VIB: 34%; TPBank: 24%), cộng thêm các khoản cho vay phần lớn có kỳ hạn dài trên 1 năm, do vậy nguồn thu vẫn còn gối đầu trong nửa đầu năm nay dù tăng trưởng cho vay 6 tháng qua ở mức thấp (VIB: 6,7%; TPBank: 5%).
Ngoài ra, lượng dư nợ cho vay được tái cơ cấu theo Thông tư 01 cũng có tác động nhất định. Lượng dư nợ được tái cơ cấu càng ít thì lãi dự thu càng ít chịu ảnh hưởng (trong ngắn hạn, dài hạn còn phụ thuộc vào chất lượng nợ).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.