Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Cấp bách" là từ mà ông Nguyễn Văn Thắng dùng để biểu đạt tình huống tăng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – nơi ông đang đảm đương cương vị Chủ tịch HĐQT.
"Room" (tỷ lệ sở hữu tối đa) của nhà đầu tư ngoài Nhà nước tại VietinBank đã chạm trần 35% từ lâu. Vài năm trở lại đây, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, VietinBank đã phải dùng đến kênh tăng vốn bằng trái phiếu.
Ngay trong 13/11, VietinBank đã thông báo điều chỉnh thời gian đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng đợt 1/2017, theo đó, thời hạn nhận đăng ký mua trái phiếu thay vì chính thức kết thúc vào 13/11 thì sẽ kết thúc vào hôm qua (14/11).
Việc gia hạn vào phút chót cho thấy nhiều khả năng VietinBank vẫn chưa bán đủ số lượng trái phiếu tại thời điểm kết thúc ngày 13/11, cũng nghĩa là ngân hàng này đang gặp khó trong việc huy động trái phiếu. Theo một số nguồn tin, không ít trái phiếu phát hành đợt này được bán cho chính cán bộ nhân viên VietinBank, là một chỉ báo thêm cho thấy tình huống huy động vốn qua trái phiếu của VietinBank không hề dễ dàng.
Tăng trực tiếp vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông bên ngoài luôn là phương án tăng vốn tốt nhất, bởi tăng vốn ngân hàng qua kênh trái phiếu chỉ là biện pháp tạm thời, lại tốn kém chi phí. Như đợt phát hành vừa đề cập phía trên, lãi suất huy động lên đến 7,9% (trừ thuế, người mua được hưởng lãi suất 7,5%).
"Phương án tốt" hiện đang không dành cho VietinBank. Phát hành cổ phiếu riêng lẻ đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước (đại diện vốn Nhà nước tại VietinBank) phải chi tiền ra mua để không làm giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại VietinBank, bởi tỷ lệ này đang ở mức tối thiểu theo quy định. Thế nhưng nếu góp vốn, nguồn tiền góp vốn chắc chắn là tiền ngân sách – đây là rào cản khiến các cơ quan quản lý Nhà nước rất khó quyết định chi tiền góp vốn, không chỉ bởi ngân sách đang eo hẹp mà sự phản đối từ dư luận chắc chắn cũng sẽ rất lớn.
Chủ tịch Nguyễn Văn Thắng cho hay, VietinBank hiện đang trình NHNN, Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép dành một "nguồn vốn nào đó" để tăng vốn cùng các cổ đông lớn là IFC và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Nhưng như đã nói, rất khó cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
Nới "room" dường như là quyết định dễ dàng hơn, thậm chí cơ quan quản lý Nhà nước còn có thể đón nhận sự "vỗ tay" từ dư luận. Nếu giảm tỷ lệ sở hữu tổi thiểu của Nhà nước tại VietinBank từ 65% xuống 51%, Ngân hàng Nhà nước vẫn đảm bảo chi phối ngân hàng này. Với đặc thù ngành ngân hàng Việt Nam, kể cả khi Nhà nước giảm sở hữu tại VietinBank xuống dưới 51% thì quyền quyết định các vấn đề tại VietinBank vẫn nằm trong tay Ngân hàng Nhà nước, nếu muốn.
Ngày 6/11 vừa qua, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho biết, chính phủ nước này sẽ nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các ngân hàng lên tới 51%. Đây là bước tiến quan trọng trong việc mở cửa thị trường tài chính Trung Quốc, đồng thời xóa bỏ những "ấm ức" mà các nhà đầu tư ngoại phải chịu khi không được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư nội trong lĩnh vực ngân hàng.
Dù có sự khác biệt nhất định trong tư duy quản lý nhưng bước đi táo bạo của Trung Quốc là điều đáng tham khảo đối với Việt Nam. Cơ quan quản lý hoàn toàn có thể nới "room" của nhà đầu tư ngoài Nhà nước tại VietinBank nói riêng cũng như nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước nói chung từ 35% lên 49% mà vẫn đảm bảo được quyền chi phối.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.