'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng 10 này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) sẽ chính thức trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%/cổ phiếu. Theo tính toán, VietinBank sẽ phải chi ra trên 2.600 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này.
Trả cổ tức bằng tiền mặt, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn, uy tín bậc nhất như VietinBank lẽ ra phải là điều đương nhiên. Vốn chủ sở hữu – chỉ số thể hiện rõ nhất năng lực tài chính tự có của doanh nghiệp – của VietinBank hiện lên tới trên 60.000 tỷ, lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại, cũng là lớn nhất trong hệ thống doanh nghiệp niêm yết.
Thế nhưng năm ngoái, VietinBank đã đề xuất không chia lượng cổ tức tiền mặt này. Bộ Tài chính phản đối gay gắt và cuối cùng, đề xuất không thành. Khó khăn trong tăng vốn là nguyên nhân. Các ngân hàng hàng đầu như VietinBank chịu áp lực lớn trong việc dẫn dắt hệ thống ngân hàng thực thi Hiệp ước Basel II mà một trong những yêu cầu lớn nhất để đáp ứng hiệp ước trên là tăng vốn cho đủ các tiêu chuẩn.
Thực ra năm 2012, xét trong nhóm 4 ngân hàng thương mại lớn nhất (Big 4), VietinBank chỉ đứng thứ 3 về vốn chủ sở hữu với 33.800 tỷ đồng. Xếp trên là Vietcombank với 41.700 tỷ đồng và Agribank với 37.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sang năm 2013, vốn chủ sở hữu của VietinBank đã tăng vọt lên 54.228 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tới trên 20.000 tỷ, vượt lên giữ ngôi vương về năng lực tài chính tự có trong nhóm Big 4.
Xuất phát điểm của "bước nhảy" ngoạn mục 20.000 tỷ này đến từ thương vụ bán vốn kỷ lục cho "ông trùm" tài chính Nhật Bản Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU).
Ngày 27/12/2012 tại Hà Nội, VietinBank đã ký kết các hợp đồng chi tiết của giao dịch bán 20% cổ phần, trị giá đến 15.465 nghìn tỷ đồng, tương đương 743 triệu USD cho nhà đầu tư chiến lược là BTMU.
Tháng 5/2013, giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) lớn nhất trong ngành ngân hàng này chính thức hoàn tất các thủ tục cuối cùng, cũng là hoàn tất di sản lớn nhất của cựu Chủ tịch Phạm Huy Hùng trong thời kỳ lãnh đạo VietinBank.
Hơn 3 tháng sau, VietinBank phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 14%, qua đó tăng vốn thêm 4.573 tỷ đồng.
Với thành quả tăng vốn thêm 20.000 tỷ, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VietinBank giảm mạnh từ 13,9 lần xuống chỉ còn 9,6 lần, cho phép ngân hàng này đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy tài chính, liên tục gia tăng quy mô tài sản.
Hệ quả, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VietinBank liên tục tăng, từ mức 9,6 lần năm 2013 lên 11 lần năm 2014, tăng tiếp lên 12,9 lần trong năm 2015.
Năm 2016, tỷ lệ này vượt năm 2012 – thời điểm trước "bước nhảy" 20.000 tỷ - đạt 14,7 lần và tiếp tục tăng lên tới 16,2 lần tại thời điểm kết thúc 6 tháng đầu năm 2017. VietinBank coi như đã dùng cạn dư địa sử dụng đòn bẩy tài chính từ thành quả 20.000 tỷ, đưa tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng gấp đôi sau chưa đầy 5 năm.
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hay rộng hơn là chỉ tiêu an toàn vốn của VietinBank đã giảm xuống mức mà nếu áp dụng Hiệp ước Basel II, sẽ khó lòng đạt chuẩn, đặt VietinBank vào nhu cầu tăng vốn cấp bách.
Bán thành công 20% vốn cho BTMU, tạo ra "bước nhảy" 20.000 tỷ, nhưng cũng đẩy ngân hàng này vào thế khó khi tỷ lệ sở hữu ngoài Nhà nước chạm đỉnh. "Room" phát hành riêng lẻ, theo đó cũng cạn.
Khó chồng thêm khó. Việc ngân sách nhà nước eo hẹp khiến VietinBank bị "bịt" mất 2 đường tăng vốn khác: giữ lại lợi nhuận (thông qua chính sách không chia cổ tức bằng tiền mặt) và phát hành riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu. Ngân sách nhà nước buộc phải thu tiền cổ tức của VietinBank để thêm nguồn trang trải, và đương nhiên càng không thể chi tiền ra để tăng vốn cho ngân hàng này.
Rõ ràng, "điểm nút" tăng vốn tại VietinBank là rất khó vượt.
Ngay cả việc sáp nhập PGBank – một cách tăng vốn thông qua M&A - hiện cũng đang gặp trục trặc lớn, nguy cơ đổ bể rất cao. Dù thương vụ này có "bất ngờ" thành công thì với tình hình tài chính không lấy gì làm tích cực của PGBank, VietinBank cũng khó lòng cải thiện được chỉ tiêu an toàn vốn, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của việc tăng vốn.
Với VietinBank, để cải thiện chỉ tiêu an toàn vốn hiện chỉ còn cách phát hành trái phiếu. Trong một động thái mới đây, HĐQT VietinBank đã thông qua Hợp đồng hợp tác với Công ty Chứng khoán VietinBank trong việc tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, đại lý thanh toán cho trái phiếu VietinBank dự kiến phát hành ra công chúng năm 2017.
Phát hành trái phiếu là lựa chọn không thể khác, cũng là lựa chọn không hề rẻ. Tháng 5 vừa qua, VietinBank đã tất toán khoản trái phiếu có mệnh giá 250 triệu USD phát hành từ tháng 5/2012. Tổng mức lãi mà VietinBank phải trả sau 5 năm lên tới 100 triệu USD.
Thách thức tăng vốn đang là "điểm nút" với VietinBank, cũng là cơ hội để chủ tịch Nguyễn Văn Thắng tạo dựng dấu ấn quan trọng, làm tiền đề cho bước đường sự nghiệp còn rất rộng dài với vị đại biểu doanh nhân sinh năm 1973 này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.