Tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc rơi vào bế tắc vì nợ nần

Thảo Cao - 29/07/2021 07:29 (GMT+7)

China Evergrande - tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc - đã trở thành mối nguy tài chính lớn nhất của một đất nước vốn không thiếu những nỗi lo về nợ.

VNF
Evergrande của tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ấn trở thành công ty bất động sản vay nợ nhiều nhất thế giới.

Theo Bloomberg, ngay cả khi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bị bán tháo ồ ạt, sự chú ý vẫn dồn vào Evergrande - công ty bất động sản vay nợ nhiều nhất thế giới. Từ Hong Kong đến New York, các nhà đầu tư có chung một câu hỏi: "Điều này có thể tệ hại đến đâu?".

Câu trả lời rất đơn giản: Cực kỳ tồi tệ. Chỉ 3 năm trước, Evergrande là công ty bất động sản lớn nhất hành tinh. Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Evergrande - nắm giữ khối tài sản trị giá 42 tỷ USD và trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Nhưng ông Hứa và Evergrande đã hứng chịu hậu quả sau nhiều năm mở rộng chóng mặt và vay tiền ồ ạt. Chỉ trong vòng 12 tháng, giá cổ phiếu của tập đoàn lao dốc 70%. Trái phiếu bằng đồng USD rớt giá xuống mức thấp kỷ lục. Tài sản của ông Hứa bốc hơi 20 tỷ USD.

Niềm tin sụp đổ

Tin xấu cứ thế chồng chất, S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Evergrande hai bậc vào ngày 26/7. Bước sang ngày 27/7, giá cổ phiếu của công ty lao dốc 13% sau khi Evergrande quyết định không trả cổ tức đặc biệt. Cùng với đó là lo ngại về cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với những công ty Internet và các ngành công nghiệp khác.

Ông Hứa đã tìm nhiều cách để ngăn chặn thảm họa và xoa dịu các nhà đầu tư, từ mua lại cổ phiếu đến bán những bộ phận của công ty. "Có lẽ đã đến lúc hành động triệt để hơn, chẳng hạn bán lượng lớn cổ phần cho một tổ chức nhà nước", các chuyên gia của Bloomberg Intelligence nhận định.

"Evergrande có thể khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này vì niềm tin vào công ty đã sụp đổ”, chuyên gia phân tích Iris Chen của Nomura nhận xét.

Tập đoàn có thể phải chạy nước rút. Chỉ 8 tháng nữa, 2 tỷ USD trái phiếu chưa thanh toán của Evergrande sẽ đến hạn, tiếp đến là 1,45 tỷ USD trong tháng tiếp theo.

Theo S&P, Evergrande đã hoàn trả tất cả trái phiếu công khai trong năm nay. Tuy nhiên, việc tái cấp vốn vào năm 2022 sẽ là một thách thức nếu khả năng tiếp cận thị trường vốn của tập đoàn chưa kịp phục hồi.

Đáng nói, với khoản nợ 300 tỷ USD và mối liên hệ giữa Evergrande và các nhà băng, tập đoàn sẽ tạo ra làn sóng làm rung chuyển hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Hàng triệu chủ nhà tại đất nước 1,4 tỷ dân cũng có thể bị ảnh hưởng.

"Rủi ro hệ thống và xã hội là rất lớn", Bloomberg dẫn lời bà Jennifer James, Giám đốc danh mục đầu tư của Janus Henderson Investors, nhận định.

Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có cứu trợ China Evergrande nếu ông Hứa hết lựa chọn hay không. Giải cứu một công ty lớn, ảnh hưởng như Evergrande sẽ ngăn chặn một vụ sụp đổ tốn kém. Nhưng điều đó cũng ngầm dung túng cho kiểu vay nợ liều lĩnh.

Giới đầu tư toàn cầu do đó vướng vào những câu hỏi: "Liệu các công ty chủ chốt của Trung Quốc có còn được coi là 'quá lớn để thất bại' hay không?", "Điều gì xảy ra nếu câu trả lời là 'không'?".

Ba ngân hàng cho Evergrande vay tổng cộng 7,1 tỷ USD đã quyết định không gia hạn một số khoản vay khi chúng đáo hạn trong năm nay. Các chủ nợ lớn ở Trung Quốc, bao gồm China Minsheng Banking Corp., đang lên kế hoạch họp lại để thảo luận về khoản vay của Evergrande và chờ hướng dẫn từ chính quyền, theo nguồn tin của Bloomberg.

Tương lai mờ mịt

Trong tuần trước, ít nhất 4 ngân hàng lớn của Hong Kong đã ngừng gia hạn thế chấp cho hai dự án căn hộ Evergrande tại thành phố. Các nhà băng này lo ngại Evergrande thiếu thanh khoản để hoàn tất xây dựng.

Nhiều khách hàng mua nhà cũng hoảng loạn. Cô Lily Chan đã mua một căn hộ một phòng ngủ ở Emerald Bay II, một trong những dự án phát triển của Evergrande tại Hong Kong. Giờ, cô quyết định rút lại giao dịch. Tuy nhiên, các cuộc gọi đến dịch vụ khách hàng Evergrande của cô Chan vẫn chưa được hồi đáp.

Một cách làm khả thi là thu nhỏ quy mô của China Evergrande. Để giảm khủng hoảng, ông Hứa đã bán cổ phần trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và có thể tiếp tục bán.

Evergrande đã huy động được gần 8 tỷ USD trong năm nay, bán cổ phần trong đơn vị kinh doanh xe điện, hoạt động Internet, công ty bất động sản Hàng Châu và nền tảng trực tuyến FCB Group. Điều này giúp công ty cắt giảm khoảng 20% nợ ​​xuống còn 570 tỷ NDT (88 tỷ USD) vào cuối tháng 6.

Số phận của Evergrande cũng có thể nằm trong tay Bắc Kinh, hoặc với chính quyền cấp tỉnh, hoặc những doanh nghiệp quốc doanh.

Theo nguồn tin của Bloomberg, hồi đầu tháng, chính quyền Quảng Đông - nơi Evergrande đặt trụ sở - đã tổ chức một cuộc họp với tập đoàn để thảo luận về cách giải quyết bom nợ.

Tuy nhiên, bất cứ cuộc giải cứu hoặc tái cơ cấu nào cũng có thể khiến ông Hứa phải trả giá lớn. Bởi Trung Quốc đang tìm cách giảm thiệt hại và trấn áp những nhà tài phiệt. Đầu tháng 7, sau gói cứu trợ trị giá 1,36 tỷ USD của nhà nước, tỷ phú Zhang Jindong đã mất quyền kiểm soát đơn vị bán lẻ hoạt động yếu kém của mình.

Tuy nhiên, vẫn có lý do để tin rằng Bắc Kinh, các tỉnh, hoặc những doanh nghiệp quốc doanh không để Evergrande sụp đổ hoàn toàn. Tuần trước, phó thị trưởng của một thành phố ở Trung Quốc đã thúc giục các doanh nghiệp đẩy mạnh cổ phần trong Shengjing Bank. Evergrande giữ 36% cổ phần tại đây.

Bloomberg nhận định tập đoàn đã tự biến mình trở nên "quá lớn để thất bại". Theo cựu giám đốc quỹ đầu cơ Marc Rubinstein, tập đoàn nắm giữ lượng đất đai khổng lồ, cùng với bất động sản hiện chiếm đến 13% nền kinh tế (tăng từ 5% hồi năm 1995).

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance.vn, ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.