'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VietnamFinace, đối với phần cảng chuyên dùng Công Thanh, mặc dù đã được Bộ giao thông vận tải (GTVT) chấp thuận chủ trương nhưng Tập đoàn Công Thanh vẫn đang phải chờ các thủ tục của BQL KKT Nghi Sơn và UBND tỉnh Thanh Hóa để gấp rút triển khai.
Trong buổi làm việc mới nhất của Tập đoàn Công Thanh với ông Nguyễn Văn Thi, Giám đốc BQL KKT Nghi Sơn, ông Phùng Văn Phát, Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng Cảng – Đường thủy (Tediport) đánh giá: “Hiện nay, công xuất của Nhà máy xi măng Công Thanh là 6 triệu tấn/năm (trong đó 500 đến 1 triệu tấn đi bằng đường bộ). Trong khi, xung quanh khu vực miền Trung có rất nhiều nhà máy xi măng, vì thế, khoảng 5 triệu tấn xi măng của Công Thanh buộc phải vận tải đường biển, để xuất đi quốc tế hoặc nội địa”.
“Với công suất nhà máy hiện nay, các máy rót của nhà máy Xi măng Công Thanh đang thực hiện 1.000 tấn/giờ, đạt khoảng 12.000 tấn/ngày đêm (đã trừ thời gian nghỉ), nếu làm tăng ca có thể lên trên 18.000 tấn/ngày đêm. Như vậy, với công suất 1 bến cảng chuyên dùng theo thiết kế là 30.000 tấn thì chỉ 2 ngày là phải giải phóng xong 1 con tàu. Như vậy, 1 năm có ít nhất 150 chuyến tàu (chưa tính tăng tải). Vì thế, nếu bến cảng, cầu cảng không đủ rộng, không có khu dự trữ để chuyển tải sẽ rất khó khăn. Đó là lý do tại sao bến cảng Công Thanh cần 900m”, ông Phát nói.
Còn theo ông Nguyễn Công Lý: “Tới đây, Nhiệt điện Công Thanh tiếp tục triển khai với công suất ban đầu đã phải nhập hàng triệu tấn than. Về phần hậu cần cảng, chúng tôi cần phải có bãi than, sân phơi than, bãi hàng do tư vấn tính toán để phục vụ vận chuyển và chuyển tải”.
“Vì thế, Tập đoàn cần thiết phần diện tích lớn sau cảng để thực hiện dây chuyền đồng bộ, khép kín nhu cầu xâu dựng 2 cầu cảng tại bến Chuyên dùng 900m là có thực và cấp thiết. Nói thực sự, chúng ta phải nhìn vào thực tế và nhu cầu của nhà đầu tư. Nên nhớ, cảng chuyên dùng không cho ai thuê mà phục vụ cho các nhà máy tập đoàn, vì thế, chúng tôi thiết kế thực, đúng nhu cầu. Vì thế, cần sự tháo gỡ của BQL KKT Nghi Sơn và UNĐ tỉnh Thanh Hoá”, ông Lý nói.
Không chỉ phần cảng Công Thanh gặp khó khăn, Dự án Nhiệt điện Công Thanh cũng “mắc cạn” vì những chỉ đạo “chéo ngoe” của địa phương, mà mỗi quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.
Chia sẻ trong nỗi ngao ngán, ông Nguyễn Đăng Mãi, Giám đốc dự án Nhiệt điện Công Thanh tâm sự: "Trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Khu công nghiệp không có những hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện. Điều này dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng".
Hiện nay dự án Nhà máy nhiệt điện đang xin thủ tục cấp hành lang tuyến nước làm mát băng tải than đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch địa điểm. Trong quá trình thực hiện vướng mắc một số dự án khác nhưng theo ông Mãi, BQL KKT Nghi Sơn không hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.
“Hiện nay họ đang trình UBND tỉnh về chủ trương xin hướng tuyến băng tải than nước làm mát rồi mới bàn giao mốc ranh giới để giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Nhưng đã lâu rồi mà không thấy kết quả”, ông Mãi nói.
Ông Nguyễn Trọng Anh, Phó giám đốc Nhiệt điện Công Thanh, người trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính đẩy nhanh tiến độ chia sẻ: "Dù đã đặt lịch trước với BQL KKT Nghi Sơn nhưng ngày 22/9/2018, đơn vị lên đề nghị tháo gỡ thủ tục thì 4 trưởng, phó phòng KKT Nghi Sơn đều vắng mặt, dù đó là ngày làm việc".
“Đối với doanh nghiệp, cơ hội đầu tư chính là tiền. Việc chậm đầu tư đồng nghĩa với mất cơ hội. Vậy mà có những thủ tục, hoặc một thay đổi nhỏ có khi đến hàng năm trời vẫn chưa xong”, ông Trọng Anh bức xúc nói.
Vị Phó giám đốc Nhiệt điện Công Thanh cũng dẫn chứng: “Chỉ riêng hệ thống băng tải than, khi Công Thanh vào khu kinh tế Nghi Sơn chưa có Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Khi nhà máy lọc dầu vào, họ yêu cầu tuyến của hệ thống băng tải than phải thay đổi”.
“Lúc đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã về họp với Công Thanh và nói rằng băng tải của nhà máy nhiệt điện phải vòng lên núi, đào hầm. Nếu làm như thế thì giá điện phải lên đến 5.000 đồng/kWh. Lúc đó, chúng tôi phải giải thích công văn đi lại, họp bao nhiêu lần thì 7-8 tháng sau lại có công văn là giữ nguyên hiện trạng”, lãnh đạo Nhiệt điện Công Thanh cho hay.
“Như vậy, chúng tôi mất gần 1 năm mà mọi việc vẫn đứng nguyên một chỗ. Trong khi đó, để hoàn thành thủ tục xây dựng Nhà máy nhiệt điện hay cảng Công Thanh phải trải qua rất nhiều thủ tục khác”, ông Trọng Anh bức xúc nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.