Tencent đạt giá trị 500 tỷ USD, bất ngờ qua mặt Facebook

Trang Lê - 22/11/2017 06:16 (GMT+7)

(VNF) – Tencent, "gã khổng lồ" công nghệ đến từ Trung Quốc, đã chính thức trở thành công ty Châu Á đầu tiên có giá trị trên 500 tỷ USD, bất ngời vượt qua cả "ông lớn" Facebook.

VNF
Tencent là công ty châu Á đầu tiên có giá trị hơn 500 tỷ USD

Theo Reuters, Tencent Holdings, công ty trò chơi và mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, sẽ chọn Malaysia là thị trường nước ngoài đầu tiên thử nghiệm ứng dụng "hệ sinh thái" WeChat.

Tencent đã thành công xin được giấy phép thanh toán điện tử tại Malaysia đối với các giao dịch địa phương và dự kiến sẽ ra mắt WeChat tại thị trường này vào đầu năm 2018, theo Phó Chủ tịch Tencent, ông S.Y. Lau.

Động thái này giúp Tencent chiến thắng Alibaba Group trong cuộc chạy đua giành cơ hội tăng trưởng ở thị trường mới ngoài Trung Quốc. Đồng thời, Tencent cũng chính thức trở thành công ty Châu Á đầu tiên có giá trị thị trường trên 500 tỷ USD, vượt qua cả "ông lớn" Facebook.

"Malaysia thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng và khá thân thiện với các sản phẩm Internet đến từ Trung Quốc. WeChat có thể tăng thêm 20 triệu người dùng sau khi thâm nhập vào quốc gia này", ông Lau cho biết.

Ngoài ra, Đông Nam Á, nơi có dân số hơn 600 triệu người cùng một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, sẽ là một "chiến trường" quan trọng cho những "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc. Trong đó, tại Malaysia, người Hoa hiện đang chiếm tới hơn 1/5 dân số.

WeChat sẽ ra mắt thị trường Malaysia vào năm 2018.

WeChat Pay và Alipay của Alibaba, vốn chiếm ưu thế trong thị trường thanh toán điện tử ở Trung Quốc, đang tìm cách mở rộng "dấu chân" của họ trên bản đồ thế giới, mặc dù chỉ giới hạn ở các dịch vụ thanh toán dành cho khách Trung Quốc khi du lịch nước ngoài. 

Mục tiêu hướng tới là người dân Trung Quốc có thể quẹt thẻ và thanh toán hàng tại hơn 34 quốc gia thông qua ứng dụng Alipay và 13 quốc gia thông qua WeChat.

Công ty mẹ của Alipay, Ant Financial hiện đang liên doanh với 7 thị trường khác nhau cho các dịch vụ thanh toán điện tử và hoạt động độc lập dưới tên thương hiệu của đối tác.

Alibaba đang tìm cách xây dựng một hệ thống thanh toán toàn cầu, trong khi Tencent quan tâm đến việc tạo ra lưu lượng truy cập lớn cho WeChat. Chiến lược của hai công ty này hoàn toàn khác biệt.

WeChat có số lượng người dùng lớn hơn, nhưng tổng khối lượng giao dịch của Alipay lại cao hơn, theo ông John Hall, JPMorgan, mặc dù nhiều nhà đầu tư đều hiểu rằng WeChat cũng có khả năng xử lý các giao dịch thanh toán lớn nếu nó được áp dụng trên một nền tảng thương mại điện tử.

Mở rộng toàn cầu

Một số nhà phân tích cho rằng, thách thức lớn nhất của Tencent là việc nó khó có thể tái lập lại thành tích "thần kỳ" của mình ở Trung Quốc cho bất kỳ một thị trường nước ngoài nào.

Tuy nhiên, Tencent không hề "vội vàng" trong việc tăng tốc độ mở rộng ra các thị trường nước ngoài, ông Lau cho biết.

"Chúng tôi đi theo con đường của riêng mình với tốc độ phù hợp. Thực tế, chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở Trung Quốc".

Ông Lau cho biết, WeChat, từ một ứng dụng tin nhắn trở thành một "hệ sinh thái" công nghệ có hơn 980 triệu người dùng hàng tháng ở Trung Quốc, hoàn toàn có thể trở thành một sản phẩm "sát thủ" khi tiến ra thị trường nước ngoài, bởi ứng dụng thanh toán của nó còn đa năng và hấp dẫn hơn rất nhiều so với tưởng tượng.

Theo ông S.Y.Lau, Phó Chủ tịch Tencent, "hệ sinh thái" WeChat hoàn toàn có thể trở thành một ứng dụng "sát thủ" khi tiến sang thị trường nước ngoài.

WeChat, với nền tảng bao gồm nhiều ứng dụng nhỏ, là nhân tố quan trọng trong cơ cấu doanh thu quý III/2017 của Tencent. Doanh thu từ quảng cáo thương mại đã tăng 63%, trong khi mảng thanh toán điện tử và điện toán đám mây cũng giúp các công ty con của Tencent tăng trưởng tới 143%.

Ngoài ra, trò chơi chiến thuật "Honor of Kings" đem về doanh thu hàng đầu cho Tencent, 84% doanh thu đến từ smartphone thông qua ứng dụng WeChat. Tuy nhiên, trò chơi này sẽ khó tìm được chỗ đứng ở thị trường phương Tây, theo một số nhà phân tích.

Trong tháng này, Tencent đã hoãn việc phát hành phiên bản U.S của trò chơi "Arena of Valor" cho tới năm sau để tập trung vào việc phát triển các gameplay truyền thống cùng một số tính năng xã hội khác.

Bên cạnh việc phát triển trò chơi và phương tiện truyền thông xã hội, hầu hết các công ty con của Tencent đều dựa trên nền tảng kỹ thuật số như Spotify Tencent Music, chuyên đăng tải video tương tự kênh Youtube và sản xuất cả phim ảnh.

Thách thức văn hóa

Ông Lau cho biết, mục đích cuối cùng của Tencent khi mở rộng sang thị trường nước ngoài chính là việc "xuất khẩu" văn hóa Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đây là một thách thức rất lớn.

"Những gì mà chúng tôi đang tạo ra là "siêu IP" (sở hữu trí tuệ), nền tảng sức mạnh thúc đẩy tất cả các hoạt động kinh doanh của Tencent", ông Lau cho biết.

Một ngành kinh doanh đáng kể khác của Tencent là xuất bản sách, văn học, tiểu thuyết Trung Quốc và chuyển thể chúng thành các bộ phim truyền hình và trò chơi điện tử.

Mới đây, Tencent đã công bố kế hoạch đầu tư tới 10 tỷ NDT (tương đương 1,51 tỷ USD) nhằm đẩy mạnh việc sáng tạo nội dung cho công ty này, tuy nhiên, thời gian thực hiện rất gấp gáp.

Ông Martin Lau, Chủ tịch Tencent cho biết, Tencent sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng kỹ thuật số, đặc biệt là video trực tuyến, nhằm gia tăng lượng thời gian trả phí của khách hàng.

Việc mua lại các công ty khác ở nước ngoài vẫn sẽ là chiến lược chính của Tencent trong việc tăng cường khả năng tiếp cận và cạnh tranh toàn cầu, ông S.Y. Lau cho biết.

Việc thâu tóm các công ty nước ngoài vẫn là chiến lược chính của Tencent để tiếp cận và cạnh tranh trên toàn cầu.

Nhà phân tích Richard Windsor cho rằng việc mua lại Supercell của Tencent vào năm 2016 đã giúp công ty này có được một thị thế vững chắc trong lĩnh vực game, đồng thời, việc mua cổ phần của công ty Snapchat sẽ giúp Tencent phát triển mảng trò chơi ghép hình.

"Có vẻ như Tencent đang tích cực xây dựng một hệ sinh thái công nghệ vững chắc, có khả năng thách thức Google, Apple, Amazon hay Facebook, từ đó thống trị số lượng người dùng", theo ông Windsor, tuy nhiên, Tencent vẫn chỉ đang ở giai đoạn "nguyên thủy" của quá trình đó.

Tencent sẽ vẫn tiếp tục thâu tóm các công ty nước ngoài trong thời gian tới, đều này có thể gây ra khó khăn lớn cho "gã khổng lồ" công nghệ này trong việc tích hợp các "tài sản" kỹ thuật số trong và ngoài nước của mình.

Tencent đang nỗ lực kiếm tiền từ hệ sinh thái của mình thông qua việc "thống trị" đời sống sinh hoạt và tinh thần của người dân Trung Quốc, ông Martin cho biết, đó là lý do tại sao ông nhận thấy tiềm năng ở Tencent và thích công ty này hơn Alibaba.

Theo Business Insider
Cùng chuyên mục
Tin khác