Thanh tra Chính phủ chỉ ra sai phạm tại một loạt dự án thủy điện ở Kon Tum

Tuấn Anh - 11/11/2022 09:44 (GMT+7)

(VNF) - Các dự án vừa bị Thanh tra Chính phủ gọi tên trong danh sách sai phạm này là: Dự án Thủy điện Đăk Psi 6; Dự án thủy điện Thượng Kon Tum; Dự án Thủy điện Đắk Re.

VNF
Ảnh minh họa.

Thanh tra Chính phủ cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2019, Kon Tum có 270 tổ chức được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất. Trong đó, 3 tổ chức được giao đất với tổng diện tích 115.868,9 m2; 267 tổ chức được thuê đất với diện tích là 123.434.876,17 m3. Kết quả kiểm tra, xác minh, Thanh tra Chính phủ phát hiện 7 dự án, trong đó thủy điện có 3 dự án. 

Dự án Thủy điện Đắk Re

Dự án Thủy điện Đắk Re do Công ty Cổ phần Thủy điện Thiên Tân làm Chủ đầu tư, tại xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và một phần xây dựng nhà máy thuộc tỉnh Quảng Ngãi, quy mô dự án 60MW, diện tích sử dụng đất 192,155 ha, tiến độ thực hiện dự án 2007 - 2021. 

Kết quả thanh tra cho thấy, Dự án đã triển khai thi công từ năm 2016 khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi chiếm đất vi phạm Luật Đất đai 2013 và Luật Xây dựng 2014 nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý là thể hiện sự buông lỏng quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng. 

Tại thời điểm thanh tra (Luật Đầu tư năm 2020 chưa có hiệu lực), Dự án chậm tiến độ đủ điều kiện thu hồi tiền ký quỹ, nhưng cơ quan chức năng không thu hồi tiền ký quỹ là thiếu trách nhiệm; yêu cầu Chủ đầu tư nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ với tổng số tiền là 21.492,61 triệu đồng.

Việc UBND tỉnh Kon Tum ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khi Chủ đầu tư không thực hiện ký quỹ là vi phạm Luật Đất đai 2013. Mặt khác, theo Giấy chứng nhận đầu tư, diện tích sử dụng đất là 175,045 ha (Kon Tum 146,19 ha, Quảng Ngãi 28,855 ha), đến ngày 11/11/2019 UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất 171,61 ha (tăng 25,42 ha so với Giấy chứng nhận đầu tư) là việc làm tuỳ tiện, vi phạm Luật Đất đai 2013, thể hiện sự buông lỏng quản lý, đến ngày 01/4/2020 UBND tỉnh mới điều chỉnh chủ trương đầu tư (Quyết định số 297/QĐ UBND), có dấu hiệu hợp thức hóa cho việc cho thuê đất vượt nhu cầu của dự án.

Bên cạnh đó, khi điều chỉnh quy mô (30 MW lên 60 MW), diện tích dự án (175,045 ha lên 192,155 ha), Chủ đầu tư không lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2015/NĐ CP) và Chủ đầu tư khi thi công Kênh thông hồ đã trực tiếp đổ thải tại 02 vị trí thuộc thôn xã Hiếu, huyện Kon Plông không đúng quy định, với khối lượng tạm tính khoảng 110.513 tấn; 

Hành vi vi phạm của Chủ đầu tư cần phải được UBND tỉnh chỉ đạo xác định khối lượng chính xác, xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP và nộp số tiền này về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời, yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng ban đầu và báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ.

Ngoài ra, quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư còn có một số vi phạm như: chiếm dụng đất trái phép để thi công: đường dây điện 22 KV từ nhà máy tới đập trên đất rừng (chưa được chuyển đổi), khoảng 147 móng trụ (4m2/01 móng) khi chưa được cho thuê đất và cấp phép xây dựng; công trình ngầm (cửa nhận nước và tuyến đường hầm dẫn nước), chưa được cho thuê đất; chiếm dụng đất làm bãi trữ đá số 1, 2 và thi công ống dẫn nước từ vị trí lòng hồ 3 để dâng nước về Kênh thông hồ (nằm trong lòng dòng chảy của Suối Đăk So Rach), vi phạm Luật Đất đai 2013.

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum

Tiếp theo, Dự án thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư, tại xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, xã Đăk Tăng, xã Ngọc Tem và xã Măng Cành huyện Kon Plông, công suất lắp máy 240 MW, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2010 đến năm 2014 sau 4 lần được điều chỉnh, thời hạn đầu tư đến tháng 12/2020 đưa vào hoạt động; diện tích dự kiến sử dụng 801,8 ha. 

Theo đó, kết quả thanh tra cho thấy, Dự án đã được thực hiện trong thời gian dài (từ 2009 đến nay) và UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều văn bản cho phép điều chỉnh thực hiện (tăng vốn đầu tư và quy mô sử dụng đất thay đổi) nhưng tiến độ thực hiện dự án vẫn không đảm bảo theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án và việc ký quỹ phải thực hiện trước khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014. 

Ngày 28/5/2019, UBND tỉnh Kon Tum có Quyết định số 529/QĐ-UBND điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhưng không thực hiện việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án là trái quy định. 

Tổng số tiền ký quỹ Công ty phải nộp là 63.142,979 triệu đồng, tuy nhiên Công ty được hoàn trả 50% tiền ký quỹ (31.571,49 triệu đồng) khi được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Do dự án chậm tiến độ đầu tư (mặc dù đã được điều chỉnh tại Quyết định số 529/QĐ-UBND), nên thu hồi số tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án là 31.571,49 triệu đồng.

Qua đó, UBND tỉnh Kon Tum không yêu cầu Chủ đầu tư lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án, tăng diện tích đất là trái quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2015/NĐ-CP); không thực hiện thu hồi đất đã giao khi hết thời hạn giao đất (đất đường dây 35KV, đất giao thông...) là trái quy định Luật Đất đai 2013; 

Không yêu cầu Công ty thực hiện nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp diện tích 48,225 ha là trái quy định tại Thông tư số 205/TT-BTC ngày 23/11/2012, Nghị định 35/NĐ CP, Nghị định 62/2019/NĐ-CP gây thất thu ngân sách Nhà nước số tiền (theo tính toán của Sở TN&MT) là 4.697,37 triệu đồng, cần phải thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.

Đối với diện tích 501,55 ha là đất rừng, trên thực tế đã đưa vào sử dụng vào mục đích khác từ năm 2011 đến 2016, nhưng UBND tỉnh buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định chuyển mục đích rừng sang sử dụng vào mục đích khác là vi phạm quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP. 

Công ty này chưa được UBND tỉnh Kon Tum ban hành quyết định cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm là tuyến năng lượng (đường hầm dẫn nước) và khu vực nhà máy (nhà máy xây dựng trong lòng đất) nhưng đã thực hiện triển khai xây dựng từ năm 2015 là hành vi chiếm đất bị nghiêm cấm theo quy định tại Luật Đất đai 2013, nhưng cơ quan chức năng của tỉnh đã buông lỏng quản lý.

Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum chưa có quyết định cho Công ty thuê đất để làm bãi trữ và bãi thải, nhưng trong quá trình thực hiện thi công, Công ty đã tự ý đổ đất, đá thải (hàng triệu m3) tại 2 vị trí nằm trong diện tích đất đã được cho thuê (không phải là đất được bố trí để làm bãi thải) và 01 vị trí đổ thải ngoài diện tích đất đã được cho thuê là trái quy định

Dự án Thủy điện Đăk Psi 6

Cuối cùng, Dự án Thủy điện Đăk Psi 6 do Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk Psi 6 làm Chủ đầu tư tại huyện Đăk Hà và huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 340.451,16 triệu đồng (sau điều chỉnh lên 396.122,97 triệu đồng); diện tích sử dụng khoảng 64,09 ha.

Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được phê duyệt là sai, vi phạm Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tính thiếu tiền ký quỹ theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP, với số tiền 306,45 triệu đồng; dự án khởi công khi chưa được giao đất, chưa hoàn thành chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng là vi phạm Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014. 

Kiểm tra thực địa cho thấy thấy, khi thi công dự án Chủ đầu tư đào đất, san ủi làm đập đã đổ đất thải trái phép, làm thu hẹp lòng sông Đăk Psi, vi phạm quy định tại Nghị định 33/2017/NĐ-CP. 

Tổng diện tích đất Công ty sử dụng 51,7 ha trong khi mới được thuê 13,61 ha nhưng cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, không xử lý hành vi chiếm dụng đất. Dự án bị chậm tiến độ, đề nghị thu 50% tiền ký quỹ theo quy định tương đương số tiền: 2.730,62 triệu đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

(VNF) - Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.