Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Reputa, một đơn vị chuyên thu thập và phân tích dữ liệu mới đây đã công bố bảng xếp hạng ngành dịch vụ F&B năm 2023. Theo đó, KFC Việt Nam dẫn đầu trong số 10 công ty dịch vụ F&B phổ biến trên mạng xã hội. Reputa cho biết, hàng gà rán này đã thu về một lượng tương tác lớn từ cộng đồng mạng trên kênh fanpage của mình thông qua các chương trình khuyến mãi, minigame mỗi tháng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp KFC Việt Nam lọt top một của bảng xếp hạng này.
Theo sau ở vị trí số 2 là Công ty Cổ phần TMDV Trà Cà Phê Việt Nam – đơn vị sở hữu thương hiệu The Coffee House. Sau 6 tháng đầu năm khi mức độ phổ biến của thương hiệu này trên mạng xã hội có phần sụt giảm, The Coffee House bắt đầu thu hút người dùng mạng xã hội với các đồ uống mới theo mùa, cùng với đó là chương trình khuyến mãi đặc biệt.
Giai đoạn cuối năm, đặc biệt là quý IV/2023, The Coffee House đạt được nhiều lượng tương tác thông qua các hoạt động quen thuộc như minigame, chương trình ưu đãi nhân sự kiện Black Friday, đặc biệt là cuộc thi Latte Art Championship.
Nhờ tăng tốc cuối năm, The Coffee House đã vượt 1 bậc trên bảng xếp hạng, vượt mặt Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phúc Long về mức độ phổ biến trên mạng xã hội.
Tương tự The Coffee House, Phúc Long cũng có tụt dốc về độ thảo luận của người dùng trên mạng xã hội trong giai đoạn đầu năm. Phải đến tháng 5/2023, khi 2 món “Nhãn Lài” và “Vải Sen” được đưa trở lại thực đơn, Phúc Long mới mạnh mẽ quay trở lại bảng xếp hạng mức độ phổ biến trên mạng xã hội.
Góp mặt trong top 10 công ty dịch vụ F&B phổ biến trên mạng xã hội còn có những cái tên như Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate), Công ty TNHH Gong Cha Việt Nam, Công ty Việt Thái Quốc tế, Công ty TNHH KOI Cafe Việt Nam và Công ty TNHH Vision & Triumph.
Ở bảng xếp hạng Thương hiệu Dịch vụ F&B theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, Chang – Modern Thai Cuisine là thương hiệu dẫn đầu. Đây là thương hiệu chuyên cung cấp đồ ăn Thái. Chiến lược thu hút lượng lớn tương tác trên mạng xã hội của Chang – Modern Thai Cuisine là các minigame giải đố, tìm ẩn số,… để nhận voucher.
Ở vị trí thứ 2 là cái tên quen thuộc Cà phê Ông Bầu. Sức hút của thương hiệu này đến từ 3 ông bầu bóng đá nổi tiếng tại Việt Nam là bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải. Các cửa hàng Cà phê Ông Bầu xuất hiện dày đặc ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM.
Ngoài ra, góp mặt trong bảng xếp hạng thương hiệu dịch vụ F&B theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội còn có Là Việt Coffee, Hana Buffet BBQ, Sumo BBQ, The Coffee House, KFC Việt Nam, Phúc Long, The Alley và Jollibee.
Bộ Công thương cho biết, ngành công nghiệp thực phẩm tăng trưởng trung bình 6,8% mỗi năm kể từ năm 2015 trong khi tăng trưởng cùng kỳ của đồ uống có tốc độ nhanh hơn, đạt 9,7%. Chế biến thực phẩm là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch phát triển dài hạn mới nhất của Việt Nam đến năm 2035.
Tuy nhiên, sau một năm đối mặt với áp lực suy thoái kinh tế khó khăn cùng hàng loạt các quy định mới, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) gặp nhiều biến động. Nhiều thương hiệu F&B đã co hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí phá sản. Bên cạnh đó cũng có nhiều thương hiệu mới ra đời, tận dụng cơ hội để nắm bắt thị phần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.