'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 2/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thêm 37 công ty vào danh sách đen thương mại, trong đó nhiều công ty từ Trung Quốc.
Theo đó, trong danh sách Bộ Thương mại Mỹ công bố có BGI Research và BGI Tech Solutions (Hong Kong), 2 công ty con của công ty di truyền học Trung Quốc BGI, một trong những công ty nghiên cứu gen lớn nhất thế giới.
Hai công ty này bị cáo buộc gây ra “rủi ro đáng kể” trong việc thực thi chính sách của Chính phủ Trung Quốc.
“Hành động của các thực thể này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu di truyền có nguy cơ làm chệch hướng các chương trình quân sự của Trung Quốc", Bộ Thương mại Mỹ cho hay.
Trước đó vào năm 2020, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm hai chi nhánh khác của BGI, Xinjiang Silk Road BGI và Beijing Liuhe BGI, vào danh sách đen thương mại vì cáo buộc họ có liên quan đến các hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi khác ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tập đoàn BGI bác bỏ các cáo buộc và cho rằng họ không tham gia vào các hoạt động phi đạo đức.
Ngoài 2 thực thể thuộc Tập đoàn BGI, danh sách của Bộ Thương mại Mỹ còn có 27 thực thể Trung Quốc khác.
Cùng ngày 2/3, theo hãng tin Reuters, Mỹ cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh đối với các lệnh trừng phạt tiềm tàng đối với Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, do có các thông tin rằng Bắc Kinh có ý định cung cấp vũ khí cho Moscow.
Trước đó vào hôm 27/2, Nhà Trắng cũng ban hành lệnh cấm đối với Tiktok của Trung Quốc, thông báo rằng các cơ quan trực thuộc có 30 ngày để xóa ứng dụng mạng xã hội này khỏi các ứng dụng liên bang.
Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn Trung Quốc (NPPCC - Chính Hiệp), cơ quan tư vấn chính trị cấp cao nhất của Trung Quốc, đã bắt đầu kỳ họp thường niên vào ngày 4/3 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh.
Theo chương trình nghị sự, trong thời gian diễn ra kỳ họp từ ngày 4 - 11/3, các đại biểu Chính Hiệp (các cố vấn chính trị) sẽ lắng nghe và thảo luận báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính Hiệp Toàn quốc và báo cáo công tác về những đề xuất của các đại biểu.
Các đại biểu Chính Hiệp cũng sẽ có mặt tại kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC, Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc khóa XIV) khai mạc vào ngày 5/3 với tư cách những người tham dự không biểu quyết, đồng thời sẽ lắng nghe và thảo luận một số báo cáo, trong đó có báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ nhất Chính Hiệp khóa XIV, bản điều lệ Chính Hiệp sửa đổi và nghị quyết chính trị về kỳ họp này sẽ được xem xét và thông qua. Việc bầu chọn ban lãnh đạo mới của Chính Hiệp cũng nằm trong chương trình nghị sự của kỳ họp dự kiến bế mạc vào chiều 11/3.
Về cuộc họp của Quốc hội Trung Quốc, hãng tin Reuters ngày 4/3 dẫn lời người phát ngôn Quốc hội nước này Wang Chao, cho biết NPC sẽ thảo luận về kế hoạch cải cách các thể chế thuộc Chính phủ và xem xét dự thảo sửa đổi Luật Lập pháp. Cuộc họp kết thúc vào sáng ngày 13/3 này cũng sẽ xem xét một loạt báo cáo bao gồm báo cáo công tác chính phủ của thủ tướng.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra vào ngày 1-2/3 tại New Dehli, Ấn Độ. Theo đó, hội nghị đã đạt đồng thuận về trong một loạt vấn đề, tuy nhiên không ra được thông cáo chung.
Hội nghị Ngoại trưởng G20 có sự tham dự của hơn 40 nhà ngoại giao hàng đầu của các nền kinh tế, cùng đại diện 13 tổ chức quốc tế. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã trở thành nội dung chi phối chương trình nghị sự, mặc dù nước chủ nhà Ấn Độ mong muốn hội nghị tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách của thế giới hiện nay như giảm nghèo và tài chính cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết hội nghị đã kết thúc mà không ra được thông cáo chung do những khác biệt sâu sắc liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, bất chấp những nỗ lực bền bỉ của nước chủ nhà Ấn Độ nhằm tạo đồng thuận.
Thay vào đó, hội nghị đã thông qua tài liệu Tóm tắt và Kết quả của Chủ tọa. Ông Jaishankar nêu rõ những tài liệu trên phản ánh quyết tâm của G20 trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách. Ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh hội nghị đã tập trung vào những khía cạnh có thể "giúp đoàn kết" các bên.
Những điểm chính rút ra từ bản tóm tắt chủ tọa do Ấn Độ đưa ra sau cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao G20 bao gồm quan điểm giữa các quốc gia thành viên nhằm tăng cường chủ nghĩa đa phương, an ninh lương thực và năng lượng, hành động thành lập các ngân hàng phát triển đa phương thay cho tình trạng nợ nần toàn cầu ngày càng gia tăng, đảm bảo thu nhập từ các lĩnh vực công nghệ mới không rơi vào tay khủng bố,...
Trước trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tháng trước, bản tóm tắt của chủ tọa đã kêu gọi cải thiện hợp tác quốc tế khi nói đến hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
“Việc bao phủ toàn cầu bằng các hệ thống cảnh báo sớm cũng như làm cho các hệ thống cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi trước thảm họa và khí hậu sẽ bảo vệ cuộc sống và sinh kế ở các nước đang phát triển dễ bị tổn thương và dễ bị thiên tai”, trích tài liệu tóm tắt phía Ấn Độ đưa ra.
Chống ma túy và nhu cầu kiểm soát các chuỗi cung ứng ma túy quốc tế bất hợp pháp cũng được nêu trong phần tóm tắt của chủ tọa.
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng là một chủ đề chính trong tài liệu, trong đó ghi nhận những tác động không cân xứng của đại dịch Covid-19 và “các cuộc khủng hoảng khác” đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo hãng thông tấn nhà nước KCNA, tại phiên họp ngày 27/2 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII, Chủ tịch Kim Jong-un cho rằng việc đạt được các mục tiêu sản xuất ngũ cốc trong năm nay là ưu tiên hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định sản xuất nông nghiệp.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp, ông Kim cũng đã đề cập đến "tầm quan trọng của sự phát triển của lực lượng sản xuất nông nghiệp" trong việc đảm bảo xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Do đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ xác định những nhiệm vụ “trước mắt, quan trọng” về các vấn đề nông nghiệp và “những nhiệm vụ cấp bách đặt ra trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước hiện nay”.
Hãng KCNA không nêu chi tiết những biện pháp mà Triều Tiên có thể thực hiện, nhưng cho biết ông Kim yêu cầu có những thay đổi trong vào năm tới.
Yêu cầu của nhà lãnh đạo Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh những báo cáo gần đây cho thấy nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Nhìn lại 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.