'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi tháng 12, đến nay đã xuất hiện tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch đã khiến hơn 86.556 người nhiễm bệnh, gần 2.977 người tử vong trên toàn thế giới.
Trong tuần vừa qua, số ca nhiễm mới và tử vong vì virus corona chủng mới tại Trung Quốc đã giảm đáng kể. Phần lớn các ca nhiễm mới và tử vong diễn ra tại tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn ở bên ngoài Trung Quốc.
Hàn Quốc đã trở thành điểm dịch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc khi ghi nhận 17 ca tử vong và 1.350 ca nhiễm. Trong số này, 90% các ca nhiễm là từ thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận.
Với tổng số ca nhiễm lên 1.128, trong đó 29 người đã tử vong, Italy hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu. Giới chức y tế cảnh báo các bệnh viện ở Italy đã chạm ngưỡng và sẽ rơi vào khủng hoảng nếu số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh.
Mỹ hiện ghi nhận 68 ca nhiễm bệnh, trong đó một người đã tử vong, trong khi Ausralia cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong ngày 29/2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nâng cảnh báo toàn cầu về nguy cơ đối với virus SARS-nCoV-2 lên mức “rất cao”, cho rằng tình trạng số ca nhiễm virus và số quốc gia ghi nhận bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tiếp tục gia tăng là “mối quan ngại rõ ràng”.
Quốc vương Malaysia ngày 29/2 bổ nhiệm cựu bộ trưởng nội vụ Muhyiddin Yassin làm tân thủ tướng, thay thế người tiền nhiệm Mahathir Mohamad.
Theo thông báo do Hoàng gia Malaysia đưa ra, cựu bộ trưởng Muhyiddin, lãnh đạo đảng Bersatu, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm nay (1/3), sau một tuần chính trường Malaysia hỗn loạn vì sự sụp đổ của liên minh cầm quyền và việc cựu Thủ tướng Mahathir, 94 tuổi, bất ngờ nộp đơn xin từ chức.
Trước đó, Thủ tướng Mahathir ngày 24/2 đệ đơn từ chức lên Quốc vương. Đây được cho là một động thái mang tính chiến thuật giúp ông hủy bỏ thỏa thuận chuyển đổi quyền lực của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan (PH), ngăn cản Anwar Ibrahim kế nhiệm ông trước cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2023.
Trước đó, Liên minh PH của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir và ông Anwar giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018. Hai chính trị gia này từng đối đầu nhiều năm song đã liên minh để lật đổ cựu thủ tướng Najib Razak trước thềm cuộc tổng tuyển cử. Ông Mahathir nhiều lần hứa hẹn để ông Anwar kế nhiệm song từ chối trả lời khi nào ông sẽ chuyển giao quyền lực, gây ra căng thẳng trong liên minh 4 đảng.
Mỹ và Taliban tối 29/2 đã chính thức ký thỏa thuận hòa bình sau 1 tuần thực hiện cam kết giảm bạo lực. Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ rút quân khỏi Afghanistan, mở đường cho việc chấm dứt một trong những cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Thỏa thuận được ký ở Doha, Qatar, bởi Đặc phái viên của Mỹ về Hòa giải ở Afghanistan Zalmay Khalizad, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ với Taliban, và Mullah Abdul Ghani Baradar, trưởng đoàn đàm phán của Taliban. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chứng kiến lễ ký kết.
Phát biểu tại đây, ông Pompeo cho biết Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ việc Taliban thực hiện các cam kết của mình để cân nhắc việc rút quân đội Mỹ tùy theo mức độ tuân thủ của Taliban. Theo ông Pompeo, đây là cách để đảm bảo lãnh thổ Afghanistan sẽ không bao giờ được sử dụng cho các mục đích khủng bố quốc tế.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng có mặt ở thủ đô Kabul của Afghanistan và ra tuyên bố chung với Tổng thống Ashraf Ghani.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Afghanistan Hamdullah Mohib, bản tuyên bố chung Mỹ-NATO-Afghanistan bao gồm việc rút quân đội nước ngoài khỏi nước này trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, theo ông Mohib, thời hạn này sẽ được thay đổi nếu các điều kiện trong thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban không được đáp ứng.
Hôm 27/2, Anh thông báo các “ranh giới đỏ” trong đàm phán thương mại với Liên minh châu Âu (EU), đặt ra khả năng về một Brexit hỗn loạn trong thời gian tới.
Những điểm chính trong “ranh giới đỏ” của Anh đưa ra hôm 27/2 bao gồm việc không đàm phán bất cứ dàn xếp nào được cho là sẽ lấy mất đi "quyền kiểm soát pháp luật và đời sống chính trị" của nước Anh. Theo đó, Anh muốn tìm kiếm quan hệ thương mại với EU, tương tự như thỏa thuận thương mại mà khối này đã có với Canada, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Anh cũng khẳng định sẽ không chấp nhận việc phải tuân theo luật pháp của EU cũng như phán quyết của tòa án tối cao EU trên đất Anh. Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michel Gove khẳng định, Anh mong muốn mối quan hệ thương mại tốt nhất có thể với EU, nhưng không vì thế mà Anh phải đánh đổi chủ quyền của mình.
Những “ranh giới đỏ” mà Anh đặt ra cho EU đang đi ngược lại mục tiêu đàm phán khối đưa ra trước đó. Liên minh châu Âu cho rằng, sự gần gũi về địa lý và các mối quan hệ chặt chẽ hiện có buộc Anh phải tuân thủ một số điều kiện của EU để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng.
Phía EU nhấn mạnh, bất cứ thỏa thuận thương mại nào cần phải giữ vững các tiêu chuẩn quy định chung cao, lấy tiêu chuẩn của EU làm căn cứ tham khảo. EU cũng bác bỏ mô hình thỏa thuận thương mại giống như của Canada.
Xem thêm >> Chùm ảnh 'tâm dịch' Daegu: Đường phố vắng tanh, không khí bất an bao trùm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.