Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thương cảng lớn nhất Đàng Trong
Hội An là mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, vì thế từ rất sớm, hoạt động giao thương, buôn bán nơi đây đã rất phát triển. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hai đồng tiền cổ của Trung Quốc thời Hán là Ngũ Thù và Vương Mãng. Đây là phát hiện quan trọng cho thấy Hội An đã trở thành thương cảng từ cách đây 2000 năm trước.
Tuy nhiên thời kỳ thịnh vượng đầu tiên của Hội An phải đến thế kỷ IX và X dưới thời vương quốc Chăm Pa. Khi đó mảnh đất này có tên gọi là Lâm Ấp Phố. Các thương gia từ Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc kéo đến nơi đây để buôn bán và trao đổi vật phẩm.
Có một khoảng thời gian dài, Lâm Ấp Phố là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và thánh địa Mỹ Sơn.
Từ giữa thế kỷ XVI, chúa Nguyễn tập trung phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Đặc biệt, khi triều đình nhà Minh của Trung Quốc ban lệnh cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản khiến các Mạc phủ Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại thương với Đông Nam Á để mua lại hàng hóa Trung Quốc.
Nơi các thuyền Châu Ấn của Nhật Bản đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương… Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ XVII.
Lúc bấy giờ, Ấn Độ và Trung Quốc là hai vựa nguyên liệu lớn nhất thế giới và cũng là hai đầu mối quan trọng của con đường tơ lụa, gốm sứ nổi tiếng trên thế giới, và Hội An lại nằm ở trung tâm của con đường di chuyển giữa hai đầu mối quan trọng này. Cùng với những chính sách mở rộng giao thương của triều Nguyễn, thương cảng Hội An đã thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Xiêm…tập nấp đến giao thương.
Theo các tài liệu lịch sử, số lượng thuyền vào thương cảng đông đến nỗi buồm của chúng được ví “như rừng tên xúm xít” (trích trong Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán), còn hàng hóa thì “không thứ gì không có” và số lượng thì “cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được” (trích từ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn).
Hội An nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại quốc tế bậc nhất cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Đây được xem là trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên… trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong.
Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng, Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia), Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin)…nối kết với Formosa (Đài Loan), Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống thương mại hoàn chỉnh của châu Á.
Nửa cuối thế kỷ XVIII, vùng Quảng Nam là một chiến trường trọng điểm trong cuộc chiến giữa vương triều Nguyễn (do Nguyễn Ánh đứng đầu) với nhà Tây Sơn. Bên cạnh đó, quân Tây Sơn và quân Trịnh ở Đàng Ngoài cũng diễn ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt. Năm 1775, quân Trịnh đã tràn vào tàn phá dữ dội, làm cho thương cảng Hội An ngưng trệ mọi hoạt động; nhà cửa, phố xá đổ nát hoang tàn. Thương cảng Hội An chững lại trên đường phát triển.
Sau khi quân Trịnh rút về Đàng Ngoài, nhà Tây Sơn đã dốc sức khắc phục hậu quả của chiến tranh và dần dần phục hồi nền kinh tế thương nghiệp, thương cảng Hội An có những hồi sinh nhất định.
Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIX, do cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Cùng với một số yếu tố bất lợi như chính sách bế quan tỏa cảng của vua Nguyễn, sự xuất hiện của Đà Nẵng và đầu tư của Pháp vào thương cảng này đã khiến cho Hội An suy thoái dần và đánh mất đi vị thế của mình.
Phố cổ Hội An - Một địa điểm thu hút khách du lịch
Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Chính vì những giá trị đó, ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
Đô thị cổ Hội An nổi tiếng với lối kiến trúc điển hình về thương cảng truyền thống của khu vực Đông Nam Á và đến nay vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng chảy thời gian phủ lên phố Hội một vẻ đẹp bình yên và trầm mặc.
Đến với Hội An hôm nay, du khách có cơ hội được cảm nhận không gian cảnh quan của một thương cảng cổ thật sống động qua các đền chùa, hội quán, nhà cổ, bảo tàng, giếng nước, nhà thờ họ và qua phong tục, tập quán, lối sống, lễ hội, ẩm thực, làng nghề của người dân nơi đây.
Phố cổ Hội An sở hữu một hệ thống gồm 1.360 di tích, trong đó có 1.068 ngôi nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 ngôi đình, 44 ngôi mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu cổ.
Với lối kiến trúc độc đáo, mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Vì vậy ngoài việc bố trí ngôi nhà thành nhiều gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một không gian thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng.
Một nét đặc trưng trong kiến trúc ở Hội An là những con phố được xây dựng theo hình bàn cờ, uốn lượn theo ven sông và ôm ấp những ngôi nhà. Ở mỗi góc nhỏ bình yên ấy, du khách dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong với nhiều món ẩm thực nổi tiếng như cao lầu, mì Quảng, bánh mì, cơm gà… hay những cửa hàng bày bán các đồ dùng thủ công mỹ nghệ. Tất cả như phản ánh cuộc sống sinh hoạt giản dị, chậm rãi và hồn hậu của người dân nơi đây.
Dạo bước tại Hội An, du khách sẽ có cơ hội ghé thăm những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi (như Chùa Cầu, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức…), chiêm ngưỡng các công trình Hội quán của người Hoa với lối kiến trúc cầu kỳ, sặc sỡ, hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp với các trò chơi dân gian.
Để thu hút khách du lịch, Hội An đã có nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào phục vụ như show diễn Ký ức Hội An, khai trương Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, Khu nghỉ dưỡng và vui chơi Nam Hội An, Trung tâm Biểu diễn Lune Hội An…
Sở hữu phong cảnh tươi đẹp, kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa đặc sắc, Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn được du khách yêu thích và được nhiều tạp chí, tổ chức uy tín công nhận. Mới đây, tờ báo Travel+Leisure, một tờ báo về du lịch có tiếng của Mỹ đã công bố kết quả bình chọn phố cổ Hội An đã đứng đầu giải thưởng World's Best Awards - thành phố du lịch tốt nhất 2020.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.