'Thị trường gia vị cạnh tranh quyết liệt và sống động'

Anh Phan - 15/04/2022 21:49 (GMT+7)

(VNF) - Gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và quốc gia. Trong thời gian qua có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị làm gia vị của Việt Nam với các công ty đa quốc gia và với các sản phẩm ngoại nhập. Đây là thị trường cạnh tranh có thể không dễ thấy ở bề mặt nhưng thực tế đầy quyết liệt và sống động.

VNF
Các diễn giả tham gia tọa đàm: “Dòng chảy thị trường gia vị Việt”.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm "Dòng chảy thị trường gia vị" do Hội hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP. HCM ngày 15/4.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC), người chủ xướng Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt, trong thời gian qua có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị làm gia vị của Việt Nam với các công ty đa quốc gia và với các sản phẩm ngoại nhập. Bà Hạnh khẳng định là thị trường cạnh tranh có thể không dễ thấy ở bề mặt nhưng thực tế đầy quyết liệt và sống động.

"Nếu ai có theo dõi thị trường gia vị thì sẽ thấy những tháng liên tiếp nhau thời gian qua, tương ớt của công ty này vượt lên, sau đó vài tháng lại có công ty kia vượt lên. Điều này cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Nó cũng cho thấy sự lớn mạnh của thị trường gia vị của Việt Nam", bà Hạnh nhận định.

Cũng theo bà Hạnh, không chỉ có gia vị, hầu hết các sản phẩm khác của Việt Nam hiện chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Vì không có thương hiệu nên giá bán chưa thể tương xứng với giá trị.

Bà Hạnh cho hay để thay đổi hiện trạng này thì phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi từng thương nhân và tất cả thương nhân cùng ý thức xây dựng.

“Nếu các thương gia biết bắt tay với nhau thì chúng ta có thể quảng bá, làm thương hiệu cho một dải sản phẩm rất rộng, từ gia vị đến các loại nông sản, thực phẩm xuất khẩu”, bà nói.

Tại tọa đàm, chuyên gia thị trường Ngô Đình Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Giải pháp Quản trị Tổng thể – ISM cũng chỉ ra tất cả các sản phẩm thành công ra được thế giới thì chúng ta cần phải mạnh ở nội địa trước. “Chúng ta phải làm sao khai thác, thuyết phục được người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ”.

Từ vị trí doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát băn khoăn: “Người Nhật rất thích các món ăn truyền thống của Việt Nam, thì làm sao mang gia vị Việt đến cho họ?".

Từ kinh nghiệm cung cấp sản phẩm gia vị cho thị trường Nhật Bản, bà Vân Anh khẳng định người Nhật thích ăn sản phẩm ăn liền nhưng phải có dinh dưỡng. Đồng thời, họ cũng là khách hàng tinh tế và đòi hỏi cao, kinh doanh không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà họ còn đòi hỏi cả yếu tố văn hóa trong sản phẩm.

Chia sẻ thêm, bà Nguyễn Thị Vân Anh chỉ ra, các hệ thống đã chuẩn hóa lâu đời như KFC, Jollibee… đòi hỏi các sản phẩm của họ bán ở khắp mọi nơi trên thế giới đều phải có chuẩn vị, đồng đều như nhau. 

Do đó, Giám đốc Trí Việt Phát nhấn mạnh để chuẩn hóa các sản phẩm, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm đó là đo các chỉ tiêu như độ sánh, độ mặn… 

Chuyên gia Ngô Đình Dũng chỉ ra thực tế việc các công ty nước ngoài thu mua cà phê muốn khuyến khích nông dân trồng sản phẩm theo đúng quy chuẩn thì họ tập huấn và cam kết bao tiêu.

“Họ cũng có đội ngũ đi kiểm tra định kỳ. Khuyến khích nông dân có nhật ký canh tác, nhật ký trồng trọt. Đó là cách các công ty đa quốc gia kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Ngô Đình Dũng cũng cho rằng gia công là bước đầu tiên để xây dựng năng lượng sản xuất. Bởi, khi đã chuẩn ở năng lực sản xuất thì có thể đưa ra các sản phẩm thương mại của riêng mình lên tới bàn ăn.

Chủ tịch Hội DN HVNCLC cũng cho hay gia vị hiện nay có nhiều loại xuất hiện dưới nhiều hình thức: tươi, khô, dạng bột… có thể xuất hiện độc lập hoặc một thành phần trong sản phẩm. Do đó, tùy theo từng loại mà chúng ta xem xét thực trạng xuất khẩu.

“Tôi hy vọng nhà nước có thể dành ra một đội ngũ hùng hậu để nghiên cứu các loại gia vị và đưa ra một thứ tự ưu tiên đầu tư cho một số gia vị nào đó. Chẳng hạn, hỗ trợ cho công ty mì gói, đồ khô, thực phẩm ăn liền của Việt Nam. Đây là một nguồn xuất khẩu rất lớn”, bà Hạnh nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.