Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước xu hướng mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, ngân hàng và các thành viên khác trên thị trường tài chính dù muốn hay không cũng không thể đứng bên lề. Nhưng làm thế nào để tạo lập được mối quan hệ hiệu quả, bền vững lại liên quan tới câu chuyện tổng thể và những bước đi theo lộ trình.
Bởi vậy, Hội nghị thường niên (Interbank Offsite) lần thứ 10 năm nay, VBMA lựa chọn chủ đề “nóng”: “Sự phát triển của thị trường tài chính Việt nam trong kỷ nguyên của Cách Mạng Công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó tới thị trường Việt Nam”.
- Thưa ông, VBMA đã cảm nhận những gì trước xu hướng công nghiệp 4.0 và đặc biệt là Fintech đối với các thành viên thị trường?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Mục đích chính của Interbank Offsite lần này là chia sẻ cho các thành viên trên thị trường góc nhìn về cuộc cách mạng 4.0, bao gồm: ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, bảo hiểm… cả trong và ngoài nước.
Từ đó, chúng tôi muốn nhìn nhận, xem xét thực tiễn ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến đâu, mức độ hợp tác giữa các tổ chức Fintech với các thành viên nói trên đang diễn ra như thế nào trong cuộc sống.
Ngoài ra, đứng từ góc nhìn của các tổ chức ở Việt Nam như ngân hàng, công ty chưng khoán, quản lý quỹ, họ đang nhìn nhận tác động của quá trình phát triển công nghiệp 4.0 cũng như sự hợp tác của họ với các công ty Fintech như thế nào.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy ban đầu, Fintech thường chọn mảng dịch vụ nhỏ mà các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ… chưa với tay tới, chưa làm tốt.
Vì trong lĩnh vực này có hàng nghìn sản phẩm với nhiều phân khúc khác nhau. Ví dụ, trong thời gian qua, các Fintech trong và ngoài nước đã rất thành công trong mảng thanh toán các giá trị nhỏ.
Thực tế cho thấy, những mảng thanh toán lớn thì ngân hàng thành công nhưng các thanh toán nhỏ đi sâu vào các nhu cầu thiết yếu trong đời sống thì còn bỏ ngỏ và đấy là mảnh đất đầu tiên của Fintech.
Tích tụ một thời gian đủ dài, sau đó Fintech sẽ phát triển mạnh thêm và lúc đó mới là câu chuyện cạnh tranh với ngân hàng với các dải sản phẩm phong phú, quy mô mở rộng.
Lúc đó, các ngân hàng và thành viên khác trên thị trường tài chính mới coi Fintech là đối thủ cạnh tranh và mở đầu cho một xu hướng mới: hợp tác và mua lại đối với các công ty Fintech hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, mối quan hệ giữa Fintech và các tổ chức trên thị trường tài chính ngân hàng đã đi từ coi thường – cạnh tranh – hợp tác và bây giờ là mua. Đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu.
- Để mối quan hệ giữa thị trường tài chính với công nghệ tài chính phát triển bền vững thì các bước đi nên như thế nào, thưa ông?
Đầu tiên là phải số hoá được dữ liệu, tiến tới chọn sản phẩm gì, phân khúc nào để số hoá toàn bộ cơ sở dữ liệu. Bước tiếp theo là chuẩn hoá quy trình và sau cùng là tự động hoá. Như vậy, đích đến cuối cùng là bán dịch vụ hoàn toàn tự động. Nhờ đó, cùng một lúc, có thể cung cấp dịch vụ cho hàng trăm, hàng nghìn người.
- VBMA hình dung những vướng mắc, bất cập khi đưa công nghiệp 4.0 vào thị trường tài chính là gì, thưa ông?
Chúng ta phải bắt nhịp được với thế giới và khai thác cơ hội đó. Nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã nhìn thấy vấn đề này và bắt đầu xắn tay hợp tác với Fintech. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo ra môi trường hoạt động bền vững cho hai bên lại là một khó khăn và điều này có thể trì hoãn việc triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển các sản phẩm dịch vụ.
Chẳng hạn, khó khăn đầu tiên là đầu tư vào 4.0 là khá tốn kém và nếu không xác định rõ phân khúc khách hàng thì đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, đặc biệt là đối với các tổ chức năng lực tài chính hạn hẹp.
Khó khăn thứ hai là phải lấy được dữ liệu và số hoá dữ liệu. Dữ liệu phải đảm bảo chất lượng xét trên các yếu tố: tính đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đây thực sự là một trở ngại rất lớn.
Cùng đó, khi lấy được dữ liệu, phải chuẩn hoá quy trình. Và đây cũng là điều không đơng giản. Bởi lẽ, ở Việt Nam có nhiều trường hợp khung pháp lý can thiệp thẳng vào quy trình.
Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng khi bán ngoại tệ cho khách hàng phải kiểm tra chứng từ để chứng minh nhu cầu kia của doanh nghiệp là hợp pháp, hợp lệ thì mới được bán. Thực tế để tự động hoá việc chứng minh nhu cầu hợp pháp hợp lệ nói trên là vô cùng khó.
Hay như, việc quy định tỷ giá trần – sàn, cũng không thể tự động hoá được vì khi giao dịch thị trường theo cung cầu bị mâu thuẫn với quy định trần, sàn. Với nhiều khung pháp lý như vậy, sẽ rất khó tự động hoá. Do đó, muốn đạt được mục đích nói trên, phải tạo một môi trường thật tốt, bao gồm cả sự đồng bộ của khung khổ pháp lý.
Đó là chưa nói đến hàng loạt vấn đề khác như năng lực tài chính, đào tạo nhân lực, lựa chọn phân khúc.
- Thưa ông, thói quen phổ biến lâu nay của người dân là giao dịch tiền mặt, giao dịch tại quầy, vậy làm thế nào để các ngân hàng mạnh dạn đầu tư?
Đó chính là vấn đề lựa chọn phân khúc khách hàng. Điều này buộc các tổ chức phải đánh giá được nhu cầu thực tế. Sản phẩm tự động hoá luôn hướng tới khách hàng trẻ, thích công nghệ, thích cái mới, bận rộn. Còn những người già, thích giao dịch truyền thống thì không thể cung cấp sản phẩm giàu tính năng công nghệ vào đó.
- Riêng với thị trường trái phiếu, 4.0 sẽ được ứng dụng ở chỗ nào, thưa ông?
Ở nước ngoài, giao dịch thị trường trái phiếu tự động hoàn toàn,. Sở dĩ như vậy là do tính chuẩn hoá cao, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ. Khi tự động hoá cao thì nhân lực sẽ giảm xuống. ở Việt Nam, việc tự động hoá trên thị trường trái phiếu cũng có nhiều thuận lợi do tập trung nhiều nhà đầu tư tổ chức có am hiểu thị trường, công nghệ, tính minh bạch cao. Chất lượng dữ liệu cũng chuẩn. Vấn đề ở đây là cần phải rà soát lại khung pháp lý xem có thể xuất hiện vướng mắc gì khi đưa vào tự động hoá.
Với tinh thần như vậy, tại Interbank Offsite lần này, VBMA mong muốn cung cấp một lượng thông tin cùng cách nhìn đa chiều về công nghiệp 4.0 và Fintech cũng như sự tác động của chúng đến thị trường tài chính. Từ đó, để các thành viên có sự ứng xử phù hợp trước một xu hướng không thể đảo ngược của thời đại.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.