Thiếu điện: Việt Nam cắt luân phiên, Nhật Bản còn áp dụng biện pháp 'đau đớn' hơn

Mai Lý - 13/06/2023 22:53 (GMT+7)

(VNF) - Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang đau đầu tìm cách để thoát khỏi "cơn khát điện". Nhưng ngay cả những nước phát triển như Nhật, Đức cũng không có cách gì khả quan hơn?

VNF

Trong những ngày gần đây, tình trạng cắt điện diễn ra thường xuyên tại nhiều địa phương ở miền Bắc. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn trong khi các cơ sở kinh doanh, sản xuất “điêu đứng” khi liên tục bị cắt điện luân phiên hay cắt điện cả ngày lẫn đêm.

Cắt điện diễn ra triền miên tại khu vực miền Bắc.

Lý giải về việc cắt điện thường xuyên, EVN cho biết nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng vọt trong khi hệ thống điện không còn công suất dự phòng. Nguồn điện miền Bắc chủ yếu là từ thủy điện và nhiệt điện. Trong đó, sản lượng điện do thủy điện hiện giảm một nửa so với năm ngoái vì thời tiết cực đoan khiến các hồ thủy điện cạn nước. Còn lại, một số tổ máy nhiệt điện than cũng bị giảm công suất hoặc gặp sự cố.

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang phải gồng mình tìm cách giải quyết tình trạng thiếu điện. Bangladesh đang trải qua cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất trong vòng một thập kỉ qua. Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu điện tại Bangladesh chủ yếu là do nguồn cung khí đốt bị gián đoạn và tình trạng nắng nóng kéo dài.

Người dân Bangladesh khổ sở vì bị cắt điện (Ảnh: CNN)

Quốc gia châu Á này đã buộc phải cắt điện 114 ngày trong vòng 5 tháng đầu năm 2023, nhiều hơn tổng số ngày cắt điện trong cả năm 2022. Việc cắt điện thường diễn ra vào buổi tối muộn và sáng sớm. Người dân than trời vì bị cắt điện từ 10 – 12 tiếng mà không được báo trước. Tình trạng cắt điện liên tục cũng khiến hoạt động sản xuất của các nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu trong năm ngoái đã khiến chi phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch tăng đột biến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp điện lực tại Nhật Bản.

Để đối phó với tình trạng thiếu điện, Nhật Bản quyết định tăng giá điện sinh hoạt từ 14 – 42% (tùy theo từng khu vực) trong tháng 6 này. So với năm trước đó, giá điện tại Nhật Bản đã tăng từ 10 – 20%. Đây là 1 quyết định gây 'đau đớn' cho nền kinh tế và đời sống mỗi gia đình. Đặc biệt, việc tăng giá điện tại Nhật Bản được cho là sẽ làm tăng sức ép đối với nền kinh tế của xứ sở anh đào vốn đã trì trệ nhiều năm qua.

Nhật Bản tăng giá điện giữa cơn khủng hoảng điện năng (Ảnh: Japan Times)

Ngoài tăng giá điện, chính phủ Nhật Bản còn nỗ lực thúc đẩy việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các tòa nhà công cộng. Trong khi đó, các hộ gia đình có nhu cầu sẽ được lắp đặt miễn phí. Các chiến dịch khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường, dùng đèn LED, điều chỉnh cài đặt điều hòa không khí,...cũng đang được khởi động.

Trước “cơn khát điện”, quốc gia Trung Á Kyrgyzstan quyết định mua điện từ Nga. Một quan chức năng lượng cấp cao ở Kyrgyzstan cho biết chính phủ nước này đã ký thỏa thuận nhập khẩu 875 triệu kWh điện trong năm 2023 – 2024 với Nga. Lượng điện nhập khẩu này tương đương với hơn 5% lượng điện tiêu thụ quốc gia hằng năm.

Kyrgyzstan tăng cường nhập khẩu điện (Ảnh: Eurasianet)

Không chỉ với Nga, Kyrgyzstan còn mua điện của các nước láng giềng để bổ sung nguồn cung. Vào tháng 1 năm nay, Kyrgyzstan đã trả 4 triệu USD để nhập khẩu 138,6 triệu kWh điện từ Kazakhstan. Một tháng sau đó, Kyrgyzstan mua 1,6 tỷ kWh điện từ Turkmenistan. Ngoài ra, cũng giống như Nhật Bản, Kyrgyzstan cũng buộc phải tăng giá điện từ ngày 1/5 vừa qua – điều mà trước đây họ còn ngần ngại do sự nhạy cảm chính trị xung quanh vấn đề này.

Đức gia hạn hoạt động cho nhà máy điện than và điện hạt nhân (Ảnh: Bloomberg)

Vào năm ngoái, Đức cũng đứng trước nguy cơ thiếu điện do ảnh hưởng của đợt hạn hán kéo dài cùng tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukaraine. Để không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng năng lượng, Đức buộc phải tái khởi động các nhà máy điện than và gia hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân cho tới giữa tháng 4/2023. Trước đó, quốc gia này đã lên kế hoạch đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào cuối năm 2022.

Song song với đó Đức cũng giảm xuất khẩu điện sang các nước láng giềng nhằm đề phòng nguy cơ thiếu điện. Nhiều đài phun nước ở thành phố Augsburg ngừng vận hành hoặc hạn chế hoạt động. Ngoài ra, Munich còn công bố khoản thưởng năng lượng trị giá 10 euro cho các hộ gia đình cắt giảm 20% lượng điện tiêu thụ hàng năm.

Theo Japan Times, CNN, Eurasianet, Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính thức cho phép mua bán trực tiếp điện gió, điện mặt trời không qua EVN

Chính thức cho phép mua bán trực tiếp điện gió, điện mặt trời không qua EVN

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Văn Dũng giữ chức Chủ tịch UBND Quảng Nam

Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Văn Dũng giữ chức Chủ tịch UBND Quảng Nam

(VNF) - Ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Nam.

Gelex Electric được HoSE chấp nhận niêm yết

Gelex Electric được HoSE chấp nhận niêm yết

(VNF) - Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (UPCoM: GEE).

Ông Lương Trí Thìn rời ghế Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Group

Ông Lương Trí Thìn rời ghế Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Group

(VNF) - Sau khi thôi làm chủ tịch hội đồng quản trị Đất Xanh Group (HoSE: DXG), ông Lương Trí Thìn vẫn đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT, kiêm chủ tịch hội đồng chiến lược.

Quan ngại sức khỏe tài chính của TTC Land, nhìn từ việc 'khai tử' 2 công ty con

Quan ngại sức khỏe tài chính của TTC Land, nhìn từ việc 'khai tử' 2 công ty con

(VNF) - 3 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HoSE: SCR) liên tục đi xuống. Đi cùng với đó, chất lượng tài sản cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại.

13 triệu khách hàng xác thực sinh trắc học, chuyển tiền thông suốt

13 triệu khách hàng xác thực sinh trắc học, chuyển tiền thông suốt

(VNF) - Dù xảy ra một số “trục trặc” nhỏ trong ngày đầu tiên thực hiện xác thực sinh trắc học, đến ngày 2/7, việc chuyển tiền đã diễn ra thông suốt. Nhiều khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học.

Đôi nét về HDTC: DN có 2 anh em ruột cùng bị bắt khi làm chủ tịch HĐQT

Đôi nét về HDTC: DN có 2 anh em ruột cùng bị bắt khi làm chủ tịch HĐQT

(VNF) - Ông Đinh Chí Minh và em ruột là Đinh Trường Chinh đều bị bắt khi đang làm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển và kinh doanh nhà (HDTC).

Hà Nội yêu cầu nhà ở hộ gia đình phải có lối thoát nạn thứ 2

Hà Nội yêu cầu nhà ở hộ gia đình phải có lối thoát nạn thứ 2

(VNF) - Thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải mở lối thoát nạn thứ 2 trong giai đoạn 2025-2030.

Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

(VNF) - Ngày 12/7 sắp tới, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HoSE: NAB) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Hợp tác với GS25, HDBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ mảng bán lẻ

Hợp tác với GS25, HDBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ mảng bán lẻ

(VNF) - HDBank hợp tác với Công ty TNHH GS25 Việt Nam (GS25) triển khai chương trình tài trợ cho nhà đầu tư nhượng quyền.