Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với 599 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 20/5 đã quyết định hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư mới với Trung Quốc.
Theo nghị quyết mới công bố, EP “yêu cầu Trung Quốc tháo bỏ các lệnh cấm vận trước khi Nghị viện có thể xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư” giữa hai bên. Các nghị sĩ châu Âu cũng cho biết thỏa thuận này chưa chắc được phê chuẩn, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được tháo bỏ.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (21/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào nước này mới là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong quan hệ song phương, do vậy trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc.
Ông Triệu khẳng định các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh là "phản ứng cần thiết và hợp lý" trước các biện pháp trừng phạt trước đây của EU nhằm vào các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề ở Tân Cương.
Nhà ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích EU có "cách tiếp cận đối đầu" và yêu cầu “dừng ngay lập tức” việc can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ song vượt qua khó khăn và trở lại quỹ đạo đúng đắn của đối thoại và hợp tác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này “có thành ý” trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc-EU, nhưng cũng sẽ kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển đất nước.
Trước đó, EU và Trung Quốc hồi cuối tháng 12 năm ngoái thông báo đã hoàn tất về nguyên tắc Hiệp định đầu tư toàn diện giữa 2 bên sau 35 vòng đàm phán kể từ năm 2013.
Việc hoàn tất hiệp định đầu tư sau 7 năm đàm phán được châu Âu đánh giá là một cột mốc quan trọng giúp châu Âu xây dựng được quan hệ thương mại cân bằng hơn với Trung Quốc, có nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như EP phê chuẩn. Những diễn biến căng thẳng gần đây cho thấy số phận hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc có khả năng sẽ bị đe dọa.
Căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước phương Tây leo thang sau khi EU, Anh và Canada ngày 22/3 công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào 4 cá nhân và 1 tổ chức tại Trung Quốc với cáo buộc vi phạm nhân quyền nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Động thái này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1989 EU ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc với các cáo buộc nhân quyền.
Ngay sau đó, để đáp trả EU, Trung Quốc đã áp cấm vận lên 10 cá nhân và 4 tổ chức tại liên minh này với cáo buộc họ "làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như truyền bá những thông tin dối trá và nguỵ tạo” liên quan đến vấn đề Tân Cương.
Ông Reinhard Bütikofer, một nghị sĩ của EP, cho rằng “các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đã cản trở việc phê duyệt thỏa thuận EU - Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, các nhà lập pháp thuộc EP đều bày tỏ lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, họ cho rằng Bắc Kinh nên phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về vấn đề này trước khi thỏa thuận đầu tư được thông qua.
Xem thêm >> Ông Trump bị kiện, đòi bồi thường gần 23 triệu USD vì gọi SARS-CoV-2 là virus Trung Quốc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.