Thoái vốn nhà nước tại Viglacera: Phương án nào sẽ được chọn?

Anh Việt - 24/06/2020 14:42 (GMT+7)

Phương án thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Viglacera (mã VGC) đang được Bộ Xây dựng dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ, với dự kiến muộn nhất quý IV năm nay sẽ hoàn tất việc này.

VNF

Đứng ở góc độ chủ sở hữu vốn nhà nước, giới phân tích cho rằng, Bộ Xây dựng sẽ cần phải cân nhắc cách làm để có thể tối đa hóa lợi ích thu về vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong dài hạn.

Cuối tuần trước, thông tin về việc thoái vốn nhà nước tại Viglacera tràn ngập mặt báo khi tại ĐHCĐ Tổng công ty Viglacera, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết, sau khi có báo cáo tài chính bán niên của Viglacera, các bên sẽ ra được bản định giá cổ phần. Dự kiến, tháng 11-12, bộ sẽ hoàn thành thoái vốn nhà nước tại tổng công ty.

Trong cơ cấu cổ đông của Viglacera,hiện Bộ Xây dựng đang nắm giữ 38,85% cổ phần, nhóm cổ đông chiến lược lớn khác đang nắm giữ xấp xỉ 25% cổ phần. Khi đề cập đến việc thoái vốn nhà nước tại Viglacera, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này sẽ thực hiện thoái vốn minh bạch và không gây thất thoát vốn nhà nước. Vậy, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn tại Viglecera theo cách nào?

Trở lại với lần thoái vốn gần nhất vào năm 2019, Bộ Xây dựng thông báo bán 18% cổ phần VGC với giá khởi điểm 23.000 đồng/cổ phần. Trái với giả định của giới phân tích trước đó, bộ không bán cổ phần theo hình thức đấu giá trọn lô, mà bán rộng rãi cho tất cả nhà đầu tư đại chúng. Kết quả, bộ chỉ bán được 69 triệu cổ phần với 3 nhà đầu tư tham gia mua, ế hơn 11 triệu cổ phần.

Với cơ cấu cổ đông của Viglacera như hiện nay, chưa có nhóm cổ đông nào đạt tỷ lệ sở hữu ở mức chi phối, bởi vậy nhiều ý kiến cho rằng, để đạt mức sở hữu an toàn, các nhà đầu tư sẽ phải tính đến việc mua lại toàn bộ số cổ phần Nhà nước thoái vốn tới đây.  Theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần sở hữu tỷ lệ 36%, cổ đông đã có thể phủ quyết các vấn đề quan trọng của ĐHĐCĐ.

Tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước hay không phụ thuộc vào cách thức thoái vốn của Bộ Xây dựng, với thực tế là cuộc đấu giá càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia càng có cơ hội đạt giá trúng cao và tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước.

Nếu bộ tiếp tục thực hiện thoái vốn như lần trước, có thể lặp lại kịch bản không bán hết được, vì rất có thể nhà đầu tư chỉ cần mua thêm một tỷ lệ nhất định cổ phần trong số lượng chào bán là có thể chi phối Viglacera và tỷ lệ còn lại khiến Bộ Xây dựng trở thành cổ đông thiểu số, không có vai trò gì đáng kể ở doanh nghiệp.

Nếu bán đấu giá cả lô cổ phần, có thể xảy ra trường hợp một hoặc một nhóm nhà đầu tư “bạo chi” sẽ trúng đấu giá lô cổ phần này. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu tác động lớn từ các nhà đầu tư này, vì công ty cổ phần hoạt động theo nguyên tắc đối vốn.

Thương trường đã ghi nhận hàng loạt thương vụ M&A thoái vốn nhà nước mà sau đó hoạt động của các nhóm cổ đông lớn ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động doanh nghiệp, cũng như chiến lược và định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Đơn cử như trường hợp Tổng công ty Agrimeco, Tổng công ty Vinaconex…

Dù hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn vốn còn hạn chế, cấu trúc tổ chức cồng kềnh, nhưng quy mô sản xuất lớn, vị thế đầu ngành, sở hữu những bất động sản giá trị, Viglacera được đánh giá có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư tổ chức. Đặc biệt, tài chính của Viglacera rất lành mạnh với vay nợ chịu lãi thấp, chi phí lãi vay hàng năm chưa tới 10% lợi nhuận gộp. Dòng tiền kinh doanh đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư, trả nợ. Đây chính là lợi thế lớn cho doanh nghiệp để có bức tranh tài chính đẹp, tăng huy động vốn thực hiện các dự án từ vay nợ mà không đẩy cấu trúc vốn gặp rủi ro.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.