Thời trang H&M đối mặt với bê bối lừa đảo người dùng lớn nhất lịch sử

Mai Lý - 20/06/2023 23:22 (GMT+7)

(VNF) - 'Ông lớn' ngành thời trang H&M đang phải đối mặt với một trong những vụ bê bối lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến việc tái chế quần áo cũ.

VNF

Báo chí quốc tế mới đây đã phát hiện nhiều nghi vấn về một vụ bê bối lớn của thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M.

Theo đó, Hãng H&M bị tố cáo lừa đảo khách hàng về chiến dịch tái chế quần áo cũ. Các sản phẩm cũ này sẽ được phân thành 3 loại, bao gồm mặc lại (đối với quần áo vẫn đáp ứng được điều kiện sử dụng), tái sử dụng (biến quần áo, hàng dệt may cũ thành các sản phẩm sử dụng cho các mục đích khác) và tái chế (biến quần áo thành các vật liệu khác).

Trong năm 2020, H&M đã thu gom 18.800 tấn quần áo cũ, tương đương 94 triệu chiếc áo phông. Đây là đợt thu gom lớn nhất từ ​​trước đến nay của H&M.

Chương trình Thu gom quần áo cũ của H&M tại Việt Nam

Tuy nhiên, truyền thông quốc tế đặt nghi vấn, thay vì tái chế, hãng thời trang này đã mang quần áo cũ đi bán lại cho các quốc gia nghèo ở châu Phi hoặc vứt bỏ chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết "kiên quyết phản đối việc quần áo trở thành rác thải dù có nhiều thách thức liên quan đến việc thu gom và tái chế".

Nhóm phóng viên của tờ Borsen đã gắn thiết bị theo dõi có chip GPS vào trong 10 sản phẩm còn dùng tốt và bỏ vào thùng gom quần áo tái chế của H&M. Dựa trên dữ liệu từ GPS, họ phát hiện thấy số quần áo cũ được đưa tới 3 cơ sở phân loại ở Đức, sau đó 3 trong 10 sản phẩm được đưa lên tàu biển đi tới Beni, một quốc gia ở Tây Phi.

Tờ Vasterbottens cho hay, một nửa số quần áo cũ nhập khẩu từ châu Âu bị vứt bỏ khi tới châu Phi vì nhiều lý do như: rách hỏng; không phù hợp với khí hậu châu Phi; quá rộng hoặc quá chật; màu sắc, kiểu dáng không phù hợp với văn hóa địa phương. Kết cục là thay vì bị vứt bỏ ở châu Âu, số quần áo cũ của H&M đi hơn 1 vòng trái đất để bị vứt bỏ ở châu Phi.

Bên cạnh đó, chất liệu Polyester sử dụng trên quần áo của H&M hầu như không thể tái chế được. 1% đồ của H&M biến thành rẻ lau trước khi kết thúc vòng đời ở bãi rác trong khi 99% còn lại bị bán thành đồ cũ trước khi vứt đi hoặc cho vào lò đốt.

Thay vì bị vứt ở châu Âu, quần áo của thời trang nhanh lại bị vứt bỏ ở châu Phi

Đây không phải là lần đầu tiên H&M vướng bê bối lừa dối người tiêu dùng. Vào năm 2022, H&M Thụy Điển bị đâm đơn kiện vì đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình. Điều này đã khiến khách hàng lầm tưởng và trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được cho là thân thiện với môi trường. Các sản phẩm này được H&M quảng cáo là dùng ít nước hơn nhưng thực tế là ngược lại.

Vụ bê bối này đã làm hình ảnh của H&M phần nào đã xấu đi trong mắt người tiêu dùng và gây thêm tai tiếng cho thời trang nhanh.

Mỗi năm, thời trang nhanh thải ra không khí khoảng 1,2 tỷ tấn C02 gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, thời trang nhanh cũng là một trong những “thủ phạm” gây lãng phí tài nguyên nước khi cần đến 2.700 lít nước để tạo ra một chiếc áo thun cotton và 7.000 lít nước để tạo ra một chiếc quần jeans, theo World Atlas.

Thời trang nhanh gây hại đến môi trường

Theo Aftonbladet, có khoảng 100 tỷ bộ quần áo được sản xuất hàng năm và trung bình chúng sẽ được mặc 7 lần trước khi vứt bỏ. Những bộ quần áo làm từ Polyester phải mất tới hơn 200 năm để phân hủy.

Quay trở lại với H&M, hãng này đã thực hiện nhiều chiến dịch quyên góp quần áo cũ để tái chế ở nhiều thị trường quốc tế. Những khách hàng của H&M sẽ mang quần áo cũ bỏ vào thùng thu gom tại các cửa hàng H&M và nhận được một phiếu giảm giá. Ở Việt Nam, H&M cũng khởi xướng chương trình Thu gom quần áo cũ và được nhiều khách hàng hưởng ứng. Với mỗi túi đồ cũ khách hàng mang đến cửa hàng H&M, họ sẽ nhận được phiếu giảm giá 15% trên một sản phẩm cho lần mua hàng tiếp theo.

Theo Riedia, Aftonbladet, World Atlas
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.