Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hết thời 'lót ổ' bằng ưu đãi

Việt Linh - 07/02/2023 07:57 (GMT+7)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới đặt mục tiêu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại. Theo các chuyên gia, với mục tiêu này, những gì Việt Nam đang chuẩn bị để đón “đại bàng” là chưa đủ. FDI vào Việt Nam còn thiếu những “đại bàng” từ Mỹ, châu Âu.

VNF
Thu hút FDI thời gian tới đặt mục tiêu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao (Ảnh minh họa: Như Ý).

Hơn 2 năm từ khi Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) có hiệu lực, trái với những kỳ vọng đặt ra, bức tranh thu hút FDI từ châu Âu không có nhiều thay đổi. Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) và Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu chỉ chiếm 2-5% tổng vốn FDI mà EU phân bổ trên toàn thế giới.

TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, số lượng các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ nguồn từ các nước châu Âu, Mỹ... rất thấp (chỉ đạt khoảng 5%). Dự án FDI vào Việt Nam hiện chủ yếu là công nghệ trung bình, trong đó tỷ lệ lớn xuất xứ từ Trung Quốc; công nghệ lạc hậu chiếm tới 15%. “Dự án quy mô lớn còn ít, đến nay mới có khoảng 26 dự án FDI tỷ USD. Số này chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án nhỏ, siêu nhỏ”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, thu hút FDI đang đứng trước bài toán rất khó, làm sao để mang về nhiều vốn, nhưng đảm bảo mục tiêu có dự án lớn, công nghệ cao, tạo sức lan tỏa, chưa kể phải đáp ứng cả tiêu chí có thể chuyển giao công nghệ. Vừa qua, KH&ĐT đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài gồm 36 chỉ tiêu; trong đó có 25 chỉ tiêu về kinh tế, 7 chỉ tiêu về xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường.

Ông Thắng cho rằng, việc có bộ tiêu chí này là cần thiết, tạo màng lọc loại bỏ những nhà đầu tư mang rủi ro lớn về an ninh quốc phòng, xã hội. Dù có bộ tiêu chí rõ ràng về thu hút FDI nhưng sự chuẩn bị của Việt Nam vẫn chưa đủ để đón “đại bàng”.

“Chúng ta muốn hướng FDI vào khu vực công nghệ cao, nhưng lại không chuẩn bị 'món ăn' cho họ. Như với công nghiệp điện tử, nhà đầu tư cần địa điểm thuận lợi, đi kèm hệ thống logistics, trung chuyển, lao động chất lượng cao. Chúng ta còn khá lúng túng khi phần lớn dự án quy mô lớn thời gian qua đều tự tìm đến Việt Nam. Phần lớn dự án quy mô lớn không nằm trong danh mục quốc gia các dự án kêu gọi FDI”, ông Thắng phân tích và cho rằng, khâu chuẩn bị thực hiện cần được quan tâm, làm hiệu quả hơn.

“Nếu doanh nghiệp đầu tư dự án, các địa phương có ưu đãi gì, hạ tầng, chính sách ra sao cần chuẩn bị sẵn, để 3 tháng là có thể cấp phép. Hiện nay, dự án lớn mất 6-7 năm để cấp phép. Thời gian quá dài”, ông Thắng nêu thực trạng.

Ưu đãi không còn sức nặng

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng thời gian tới, trong thu hút FDI, chính sách ưu tiên, đãi ngộ sẽ không còn là thế mạnh. FDI thế hệ mới vào Việt Nam cần môi trường thể chế minh bạch, hạ tầng phát triển, lao động chất lượng cao. Theo ông Doanh, việc cải thiện môi trường đầu tư không thể dựa vào nỗ lực của địa phương như cách cạnh tranh thời gian vừa qua, tung ưu đãi về thuế, đất mà muốn cải thiện, cần sự hợp tác giữa các bộ, ban ngành.

Với việc đã có Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, ông Doanh nhận định, khâu giám sát thực hiện cần được đẩy mạnh. “Tại chương trình hành động, ai làm gì, ai chịu trách nhiệm, nhà đầu tư, người dân cần được giám sát, bằng cách công khai thông tin trực tuyến, ứng dụng số hóa. Như cách làm trong đầu tư công, có thể tăng trách nhiệm của người đứng đầu”, ông Doanh nhấn mạnh.

Cùng với đó, bài toán làm sao để doanh nghiệp Việt tận dụng được lợi thế, tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua FDI cũng là điều mà chuyên gia, doanh nghiệp băn khoăn.

Ông Ngô Hữu Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Giza Việt Nam, bày tỏ mong muốn, Chính phủ, bộ ngành lắng nghe, dành sự quan tâm về chính sách, tổ chức hoạt động xúc tiến, hợp tác giữa khu vực FDI và trong nước.

“Có nhiều diễn đàn xúc tiến đầu tư được tổ chức nhưng nhiều cuộc chưa thực chất. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất phụ trợ không đủ điều kiện tham gia các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ quan quản lý cần hoạch định các nhà sản xuất có năng lực, tạo sự liên kết”, ông Hoàng thông tin.

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 do Bộ KH&ĐT xây dựng đặt mục tiêu cụ thể là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của một số quốc gia trong tổng số vốn FDI cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; Hoa Kỳ.

 

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

(VNF) - Honda Việt Nam vừa tiến hành triệu hồi đối vối tổng số 14.162 xe, gồm các mẫu: Honda Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odysey.

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

(VNF) - Sau gần 5 tháng nhận bàn giao hồ sơ và tang vật từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam.

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.