Thu ngân sách giáo dục vượt 34% kế hoạch nhờ các cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành

Thái Hà - 09/10/2024 13:48 (GMT+7)

(VNF) - Thu ngân sách giáo dục năm 2024 vượt 34% so với kế hoạch nhờ nguồn thu bộ, ngành tăng trưởng tương đối nhanh. Ở chiều ngược lại, chi ngân sách giáo dục chủ yếu dành cho địa phương, còn ngân sách trung ương (do các bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý và sử dụng) chỉ chiếm 9,54%.

Theo Báo cáo về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục năm 2024 của Chính phủ, tổng mức thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục, đào tạo của địa phương và các bộ, ngành (thu toàn ngành) năm 2024 ước đạt 58.094,58 tỷ đồng, vượt 34% so với kế hoạch và 19% so với năm 2023.

Cơ cấu tổng thu ngân sách giáo dục năm 2024

Cụ thể, tổng thu sự nghiệp giáo dục, đào tạo năm 2024 của địa phương chiếm khoảng 29%, ước đạt 17.044,5 tỷ đồng, tăng 1,12% so với thực hiện năm 2023. Theo báo cáo, nguồn thu địa phương tăng không đáng kể là do việc thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 28/7/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi từ tháng 9/2024.

Trong khi đó, nguồn thu sự nghiệp tại các cơ sở đào tạo thuộc các bộ, ngành dự kiến khả quan hơn khi tăng 29,03% so với thực hiện năm 2023, đạt khoảng 41.050,08 tỷ đồng. Con số này gấp 2,4 lần nguồn thu địa phương và chiếm gần 71% tổng thu ngân sách giáo dục năm 2024.

Về chi ngân sách, báo cáo cho hay, theo Quyết định số 2715/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, tổng dự toán chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo năm 2024 là 306.128 tỷ đồng, tăng 6,78% so với năm 2023. Trong đó, ngân sách trung ương là 24.568 tỷ đồng, còn ngân sách địa phương lên tới 281.560 tỷ đồng, cho thấy sự phân bổ chủ yếu về phía các địa phương.

Cũng theo báo cáo, tổng chi đầu tư cho giáo dục năm 2024 ước tính khoảng 74.433,22 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, tăng 5% so với năm 2023.

Như vậy, tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong năm 2024 ước đạt 380.561,22 tỷ đồng.

Cơ cấu chi ngân sách giáo dục năm 2024

Xét cơ cấu vốn, ngân sách trung ương chiếm 9,54% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, tương đương 36.287,72 tỷ đồng, do các bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý và sử dụng.

Với quan điểm coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước cho giáo dục. Điều này bao gồm việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, và triển khai các chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục cho trẻ em và học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần được chú trọng.

Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và bố trí sử dụng ngân sách cho giáo dục. Cụ thể, Chính phủ đề xuất đảm bảo phân bổ tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, theo đúng quy định. Đồng thời, cần giám sát việc triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về bố trí nguồn lực đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Việc sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục cũng được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025.

Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo ngành Giáo dục đảm bảo ngân sách thực chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước và tham mưu bổ sung ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 19% tổng chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập (chưa tính đến nguồn thu từ học phí). Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tiếp tục ưu tiên ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo…

Ngân sách thu hơn 1 tỷ USD từ kinh doanh xổ số

Ngân sách thu hơn 1 tỷ USD từ kinh doanh xổ số

Tài chính
(VNF) - Theo Bộ Tài chính, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 5 tháng đầu năm ước đạt tới 25.500 tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán và tăng 18,7% so cùng kỳ.
Cùng chuyên mục
Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

Nhân vật giàu nhất làng cầu thủ: Tài sản trăm nghìn tỷ, gấp chục lần Ronaldo lẫn Messi

(VNF) - Mathieu Flamini, cựu cầu thủ của Arsenal hiện sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ USD.

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

VinaCapital: TTCK Việt Nam sẽ được MSCI nâng hạng vào năm 2026

(VNF) - Chuyên gia VinaCapital cho rằng Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường mới nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026.

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

Việt Hưng Group: Tổng thầu thi công nhà máy dệt may 1.000 tỷ không có giấy phép

(VNF) - Dự án nhà máy Dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng tại Cụm công nghiệp Thái Thắng có tổng mức đầu tư trên 1.090 tỷ đồng do Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited thuộc Tập đoàn Nam Ích (Hồng Kông) làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng là đơn vị tổng thầu thi công.

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

3 nữ doanh nhân Việt lọt top phụ nữ quyền lực nhất châu Á

(VNF) - Tạp chí Fortune đã phát hành danh sách những Phụ nữ Quyền lực nhất châu Á 2024, dẫn đầu là bà Grace Wang, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành nhà sản xuất Luxshare - một trong những đối thủ của Foxconn tại Trung Quốc. Đáng chú ý, trong danh sách có 3 nữ doanh nhân của Việt Nam.

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

Những cây cầu bắc qua sông Hồng: Biểu tượng phát triển của Thủ đô

(VNF) - Những cây cầu bắc qua sông Hồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển hạ tầng và lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Những công trình này giúp kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực.

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

(VNF) - Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

Áp lực CBAM: Thuế carbon và sự ứng phó của Việt Nam

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ chính thức áp dụng. Theo đó, EU sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này. Mức thuế dựa trên độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Bita's: Thương hiệu 'Hàng Việt Nam chất lượng cao' nợ thuế gần 8 tỷ đồng

Bita's: Thương hiệu 'Hàng Việt Nam chất lượng cao' nợ thuế gần 8 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tân, đơn vị sản xuất giày dép với thương hiệu BITA’S bị nêu tên do nợ thuế 7,9 tỷ đồng.

Chi phí chiến sự tăng cao, Nga đẩy nhanh các biện pháp khắc phục kinh tế

Chi phí chiến sự tăng cao, Nga đẩy nhanh các biện pháp khắc phục kinh tế

(VNF) - Việc Ngân hàng Trung ương Nga liên tục tăng lãi suất và có khả năng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong tháng này cho thấy tác động liên tục của chiến sự và những hệ luỵ đối với nền kinh tế Nga.

Thêm chi nhánh SJC ngừng hoạt động, người mua - kẻ bán rối loạn

Thêm chi nhánh SJC ngừng hoạt động, người mua - kẻ bán rối loạn

(VNF) - Ngoài điểm giao dịch của Chi nhánh tại Đà Nẵng, Chi nhánh SJC tại Hải Phòng cũng đã tạm dừng đóng cửa trong gần 1 tháng qua khiến nhiều người dân không thể mua, bán vàng.