'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi các Bộ Công an, Quốc phòng, Tư pháp, GTVT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công ngệ... về góp ý đối với dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng góp ý về hai phương án đối với "xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi" như dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô mà Bộ GTVT đã trình trước đó.
Theo dự thảo đã trình, phương án 1: Phải có hộp đèn với chữ "taxi" gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu của hộp đèn là 12 x 30 cm.
Phương án 2: Không bắt buộc phải có hộp đèn với chữ "taxi" gắn cố định trên nóc xe để nhận biết; mà thay bằng dùng phần mềm và phù hiệu xe hoặc biển hiệu xe, tem nhận diện… dán trên kính xe, có kích thước đủ lớn và dễ nhận biết để quản lý.
Liên quan đến vấn đề này, trong văn bản gửi báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT cho biết theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 86 hiện hành, xe taxi phải có hộp đèn với chữ "taxi" gắn cố định trên nóc xe.
Với dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86, qua 11 lần Bộ GTVT đã trình đều có nội dung quy định xe taxi phải có hộp đèn với chữ "taxi" gắn cố định trên nóc xe. Đồng thời quy định rõ thêm về kích thước tối thiểu đảm bảo nhận diện được tốt hơn.
Theo nội dung quy định tại dự thảo nghị định thì xe taxi "phải có hộp đèn với chữ "taxi" gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu của hộp đèn là 12 x 30 cm".
Đây là quy định chung cho tất cả xe taxi, gồm taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (gọi tắt là taxi truyền thống) và xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi (gọi chung là taxi công nghệ).
Theo Bộ GTVT, khi đơn vị vận tải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi thì dù sử dụng phương pháp tính tiền theo đồng hồ hay phần mềm đều phải chịu điều kiện kinh doanh chung như nhau để đảm bảo sự công bằng, trong đó có việc gắn hộp đèn. Đồng thời, đây là quy định đã và đang được thực hiện từ nhiều năm nay, cho đến hiện tại vẫn đang ổn định.
Bộ GTVT cho biết các hiệp hội vận tải, hiệp hội taxi, doanh nghiệp taxi trong quá trình tham gia góp ý kiến đều cho rằng đây là quy định rất cần thiết để đảm bảo nhận dạng, chống xe hoạt động trá hình, xe dù, đồng thời nhận diện, góp phần cho công tác tổ chức giao thông đô thị, phục vụ công tác tuần tra kiểm soát được tốt hơn…
Với những lý do trên, bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất quy định theo phương án 1 trong văn bản của Văn phòng Chính phủ.
15 thành viên Chính phủ chọn không đeo "mào" cho xe công nghệ Liên quan đến vấn đề trên, trước đó Văn phòng Chính phủ gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về hai phương án (phương án 1: coi xe công nghệ là xe hợp đồng; phương án 2: coi xe công nghệ là taxi). Trong 26 thành viên có ý kiến, có tám thành viên chọn phương án xe công nghệ là taxi, 15 thành viên chọn phương án là xe hợp đồng, ba thành viên không chọn phương án nào. Như vậy, đa phần thành viên Chính phủ chọn loại hình Grab là xe hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn chọn xe công nghệ là taxi. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.