Thực phẩm 'thoát' hàng chục giấy phép con: Tăng hậu kiểm, nặng chế tài

Nguyên Nga - Chí Nhân - 06/03/2018 13:30 (GMT+7)

Trách nhiệm của doanh nghiệp được giao cao hơn, niềm tin của người tiêu dùng vào doanh nghiệp cao hơn thì vai trò của cơ quan hậu kiểm cũng phải tăng mạnh.

VNF
Thực phẩm 'thoát' hàng chục giấy phép con.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết tinh thần chung cộng đồng doanh nghiệp rất hài lòng với quy định cải cách mới của nhà nước tại Nghị định 15 trong quản lý an toàn thực phẩm. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên quản lý rủi ro, phân theo nhóm đối tượng có nguy cơ cao và nguy cơ thấp.

Theo đó, những sản phẩm có nguy cơ thấp hoặc nguyên liệu sẽ giảm được thủ tục kiểm tra giám sát và công tác hậu kiểm chỉ cần tập trung vào các sản phẩm bao gói sẵn cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.

Lo ngại "thả gà ra đuổi"

Ông Nguyễn Xuân Tồn, Giám đốc điều hành cơ sở sản xuất chế biến cà phê Long Triều, lo ngại theo Nghị định 15, doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm về công bố của mình. Cũng có nghĩa là các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, không đàng hoàng cũng có quyền tự công bố.

Đơn cử trên thị trường cà phê rang xay hiện có không ít "nhà sản xuất" chỉ sử dụng hóa chất và bột đậu nành. Liệu có dẫn đến tình trạng họ tự công bố là cà phê rang xay thứ thiệt, đưa hàng hóa ra thị trường tiêu thụ, gây xáo trộn thật giả trên thị trường trước khi bị hậu kiểm "vịn" không? Với lực lượng hậu kiểm còn mỏng như hiện nay, việc bao phủ công tác hậu kiểm hết các ngành lĩnh vực chế biến thực phẩm là vô cùng khó khăn.

Đồng quan điểm, ông Lê Quang Hậu, chủ cơ sở chế biến thực phẩm nem chả sạch Quang Hậu, cũng nhấn mạnh trong bối cảnh vấn đề quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) có quá nhiều vấn đề phải bàn như hiện nay, ranh giới giữa thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn rất mong manh.

Việc tự công bố đòi hỏi cao ý thức trách nhiệm, lương tâm của doanh nghiệp, song mặt trái của nó là sự lập lờ bởi đã làm, ai cũng muốn tự công bố là sạch, là tốt. Vì vậy, công tác hậu kiểm thế nào để các nhà sản xuất thực phẩm sạch không bị cạnh tranh vô lý với nhà sản xuất thực phẩm bẩn là thách thức lớn cho nhà quản lý.

Theo ông Hậu, ngoài việc cho phép tự công bố, nếu kiểm tra thấy nhà sản xuất làm trái với những gì đã công bố, mức xử lý phải có tính răn đe hơn. Vi phạm nghiêm trọng ATTP phải rút giấy phép cấm sản xuất vĩnh viễn, hình sự hóa tội vi phạm liên quan đến sức khỏe mạng sống con người. Có như vậy mới đủ sức răn đe.

Thực phẩm 'thoát' hàng chục giấy phép

Bổ sung ý ông Hậu, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc V.Food, cho rằng với những doanh nghiệp lớn có uy tín, thương hiệu, có trách nhiệm bảo vệ thương hiệu chắc chắn sẽ tuân thủ pháp luật và giữ uy tín với người tiêu dùng.

Song các doanh nghiệp không thương hiệu, làm ăn chụp giật thì chưa rõ cơ quan nhà nước sẽ quản lý như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đây cũng là vấn đề rất quan trọng cần phải tính trước để có giải pháp quản lý cho phù hợp.

Sẽ hậu kiểm đột xuất và thường xuyên

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM, thừa nhận năng lực hậu kiểm trong ATTP hiện vẫn còn mỏng. Tuy nhiên, năng lực hậu kiểm và quyền tự công bố hoàn toàn không liên quan với nhau.

"Trước đây vừa cấp phép, vừa tiền kiểm, vừa hậu kiểm nhưng không cải thiện tình hình ATTP. Quy định cũ khiến không ít doanh nghiệp làm sai nhưng biết đối phó kiểu "vở sạch chữ đẹp" khi có đoàn kiểm tra nên thường được cho qua. Với quy định mới này, công tác hậu kiểm phải tăng cường gấp chục lần, thường xuyên và đột xuất, doanh nghiệp làm ẩu rất khó "trở tay" kịp.

"Thứ nữa, cho dù tự công bố, nhưng hậu kiểm thấy doanh nghiệp sai vẫn có quyền xử phạt, yêu cầu ngưng sản xuất. Đặc biệt, đội hậu kiểm nay là sự phối hợp giữa phòng cấp phép và thanh tra nên yếu tố tiêu cực sẽ khó xảy ra hơn", bà Lan nhấn mạnh và thừa nhận khi một quy định mới, mở cửa thông thoáng hơn cho người làm ăn chân chính, đồng nghĩa "mở" luôn cho người làm ăn không nghiêm túc sẽ là thách thức lớn cho cơ quan quản lý.

Trách nhiệm của doanh nghiệp được giao cao hơn, niềm tin của người tiêu dùng vào doanh nghiệp cao hơn thì vai trò của cơ quan hậu kiểm cũng phải tăng mạnh. Nếu hậu kiểm thấy không đúng như công bố, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm suốt đời với sản phẩm của mình. Đây cũng là nguyên tắc quản lý chung và cũng là xu hướng trong quản lý của những nước phát triển.

Doanh nghiệp còn lúng túng

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: do Nghị định 15 còn quá mới mẻ với Việt Nam, nên sau hơn một tháng triển khai vẫn còn nhiều bất cập, nhiều nội dung cần được tiếp tục làm rõ. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp không biết mình được xếp vào nhóm đối tượng nào, nguy cơ thấp hay nguy cơ cao. Trong khi đó, nhiều địa phương còn chần chừ nên việc triển khai thực hiện đến nay vẫn còn chậm chạp.

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.