'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc xuất xứ
Cao Sao Vàng là một loại cao xoa được điều chế từ nhiều loại tinh dầu, bao gồm: long não, sáp ong, tinh dầu bạc hà, tràm, hương nhu trắng, quế.
Cao Sao Vàng được cho là sản xuất dựa theo sản phẩm dầu cù là nhãn hiệu con hổ trắng có xuất xứ Singapore. Thời gian đầu, mặt hàng này được Nhà nước giao cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 3, nay là Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (Hải Phòng) sản xuất. Từ năm 1969, sản phẩm cao xoa có thương hiệu Sao Vàng chính thức được tung ra thị trường, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Có một nguồn thông tin khác, cha đẻ của Cao Sao Vàng là lương y Phó Đức Thành. Ông Phó Đức Thành sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở tỉnh Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là một công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Huế, ông đã ra Vinh lập nghiệp. Ông lập nên hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp vùng Bắc, Trung, Nam.
Không chỉ nghiên cứu, áp dụng các bài thuốc có sẵn, lương y Phó Đức Thành đã nghiên cứu và bào chế được nhiều bài thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam. Trong đó nổi bật có “dầu cù là” Vĩnh Hưng Tường, mang tên “Vạn Ứng”. Lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau đó được chế thêm loại cao đặc.
Sau này, khi đã ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến dầu Vạn Ứng cho Xí nghiệp dược phẩm Trung ương. Từ đó, sản phẩm này đã phát triển thành thương hiệu Cao Sao Vàng đóng trong chiếc hộp sắt tây sơn đỏ có hình vẽ ngôi sao vàng năm cánh chính giữa.
Thời kỳ hoàng kim
Trong thời chiến, thuốc men cực kỳ thiếu thốn, hộp dầu cao Sao vàng dùng để chữa khá nhiều bệnh và hiệu quả không ngờ. Từ nhức đầu, sổ mũi, say nắng, ho cho đến bôi ngoài những vết thương bầm tím tụ máu, côn trùng cắn đều thấy hiệu nghiệm.
Vật dụng quen thuộc ấy có mặt trong tất cả mọi gia đình. Lúc đó, vỏ hộp bằng nhôm được chế tạo thô sơ rất khó mở, người lớn dạy trẻ con mở bằng cách thả rơi nó xuống nền gạch nhiều lần. Với ưu điểm nhỏ gọn, người ta dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Một ưu điểm nữa là chất dầu trong hộp đặc hơn dầu nhập ngoại, dùng được khá lâu và trời nóng không bị chảy.
Với tác dụng làm ấm cơ thể, những người Việt khi đi công tác, học tập ở Liên Xô, Đông Âu thời đó thường bỏ túi mang theo cao Sao Vàng để sử dụng. Vì thế Cao Sao Vàng được người dân một số nước Đông Âu, Liên Xô biết tới.
Từ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Việt Nam và Liên Xô đẩy mạnh trao đổi hàng hóa. Cao Sao Vàng là một trong những mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô. Để đảm bảo chỉ tiêu cam kết về số lượng xuất khẩu lớn, Tổng công ty Dược đã giao cho 5 xí nghiệp dược phẩm cùng sản xuất mặt hàng này. Riêng xí nghiệp dược ở Đà Nẵng được giao chỉ tiêu sản xuất mỗi năm trung bình 10 - 15 triệu hộp. Đỉnh cao là năm 1983 với sản lượng được giao 20 triệu hộp.
Sau đó, số lượng ngày càng sụt giảm, đến năm 1986 chỉ còn chỉ tiêu sản xuất 4 triệu hộp và cho đến những năm 2000, sản phẩm dần mờ nhạt ở thị trường nội địa và bị lấn át bởi vô số các loại dầu như dầu gió, dầu khuynh diệp, dầu tràm...
Bị lãng quên trong nước nhưng lại dậy sóng ở nước ngoài
Hiện nay tại Việt Nam, sản phẩm Cao Sao Vàng không còn được người dân quan tâm như thời kỳ bao cấp. Tại các hiệu thuốc truyền thống, sản phẩm này được bán với giá khá rẻ, chỉ 5.900 đồng/hộp 4 gram (hiệu thuốc Pharmacity).
Nhưng tại thị trường quốc tế, nó vẫn là một sản phẩm khá đắt đỏ. Trên sàn thương mại điện tử Amazon Nhật Bản, sản phẩm Cao Sao Vàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện có giá 1.100 yên hộp 4 gram, tương đương khoảng 250.000 đồng.
Tại Amazon Trung Quốc, một gian hàng bán sản phẩm Cao Sao Vàng với giá 120,57 nhân dân tệ, tương đương khoảng 426.000 đồng/hộp 10 gram. Còn trên sàn thương mại điện tử Alibaba Trung Quốc, sản phẩm trên đang được bán với giá cao nhất là 3 USD/hộp 3 gram, tương đương khoảng 70.000 đồng.
Trên eBay, mỗi hộp Cao Sao Vàng có giá 9.99 USD, tức khoảng 231.000 đồng, một hộp loại 4gram.
Đặc biệt, trang web Coupang của Hàn Quốc đang bán cao Sao Vàng với hộp 3 gram x 3 sản phẩm có giá 29.530 won, tương đương khoảng 600.000 đồng, hộp 10 gram có giá từ 71.900-74.500 won, tương đương khoảng 1,5 triệu đồng.
Tháng 8/2020, một kênh YouTube tại Nga với gần 40.000 lượt theo dõi đã đăng tải đoạn video quảng cáo về sản phẩm Cao Sao Vàng của Việt Nam với tựa đề “Cao Sao Vàng – liệu pháp trị liệu mát lành sảng khoái”. Trong đoạn video dài 40 giây, các bạn trẻ Nga thay nhau mở nắp và cảm nhận mùi hương đặc trưng tỏa ra từ chiếc hộp nhỏ Cao Sao Vàng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Đoạn quảng cáo đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem chỉ sau mấy ngày đăng tải.
Lý do Cao Sao Vàng được người nước ngoài “săn đón” như vậy trước hết bởi sản phẩm có tác dụng phòng và trị bệnh thật sự, lại được sử dụng với nhiều bệnh khác nhau. Ngoài ra, hộp cao có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng mang đi khắp nơi. Mức giá của sản phẩm được xem là quá rẻ so với thu nhập của người nước ngoài. Thêm vào đó, thương hiệu Cao Sao Vàng tuy quen với ta, nhưng lại lạ với người nước ngoài nên sẽ thu hút sự quan tâm, tò mò muốn khám phá dùng thử.
Quay lại thực tế ở Việt Nam, do sự cạnh tranh lớn đến từ các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân đa dạng như: dầu gió, dầu khuynh diệp, dầu tràm... nên Cao Sao Vàng gần như không tìm được chỗ đứng.
Giá bán gần 6.000 đồng tuy rẻ, nhưng qua nhiều năm phát triển và sản xuất không có nhiều cải tiến về cả chất lượng, lẫn mẫu mã, vô hình trung tạo cảm giác nhàm chán. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt luôn mang tâm lý sính ngoại nên những sản phẩm thuần Việt như Cao Sao Vàng dần dần bị rơi vào quên lãng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.