Tiền tệ của các thị trường mới nổi - điểm bất ổn mới?

Phương Nga - 11/05/2020 06:44 (GMT+7)

Thị trường tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi đang đứng trước nguy cơ sụp đổ với những ảnh hưởng sâu sắc nhất kể từ năm 2015, khi đồng NDT lao dốc khiến các thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn.

VNF
Tiền tệ của các thị trường mới nổi - điểm bất ổn mới?

Xu hướng sụt giảm hiện tại phản ánh tâm lý lo ngại ngày càng gia tăng của giới đầu tư liên quan đến triển vọng tài chính công của các quốc gia mới nổi.

Triển vọng này vốn đã xấu đi nhanh chóng vì sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và tình trạng giá dầu thô giảm mạnh. Ngoài ra, giá trị đồng tiền giảm mạnh sẽ làm tăng gánh nặng nợ định giá bằng đồng USD của những quốc gia này.

Thị trường chao đảo vì đại dịch COVID-19 và sự lao dốc của giá dầu

Mặc dù thị trường tài chính dường như đã phần nào lấy lại sự ổn định nhờ nguồn cung thanh khoản khổng lồ của Mỹ cùng các ngân hàng trung ương Nhật Bản và châu Âu, các chuyên gia kinh tế vẫn quan ngại ngại rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành một “điểm đen” bất ổn mới.

Đồng tiền mệnh giá 100 Nhân dân tệ (NDT) tại Thượng Hải, Trung Quốc

Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI, chỉ số theo dõi biến động chung của các thị trường tiền tệ mới nổi, đã giảm 6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, tương đương mức giảm mạnh nhất theo quý kể từ năm 2015, thời điểm đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu với đà lao dốc mạnh.

Trong bối cảnh đó, giá trị tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi so với đồng đô la Mỹ đang biến động mạnh. Cụ thể, tỷ giá đồng rand của Nam Phi và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ (so với đồng USD) hiện đã rơi xuống mức thấp nhất sau khi lần lượt giảm mạnh 26% và 15% so với hồi tháng 12/2019.

Dự trữ ngoại hối của hai quốc gia này cũng đang ở mức dưới chuẩn theo quy định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tương tự, đồng rupiah của Indonesia và đồng real của Brazil cũng hạ lần lượt 7% và 25% giá trị so với đồng bạc xanh.

Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi vốn dựa vào du lịch đã chứng kiến nhu cầu gần như biến mất vì đại dịch. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một vấn đề nan giải khi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để củng cố hoạt động kinh tế nhưng điều này lại đẩy nhanh sự mất giá của đồng lira.

40 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi quỹ đầu tư trái phiếu của các nền kinh tế mới nổi kể từ đầu năm 2020, vượt quá mức kỷ lục của năm 2015, theo Tổ chức theo dõi các quỹ đầu tư (EPFR). Tâm lý quan ngại xoay quanh tính bền vững trong lĩnh vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi là lý do chính dẫn đến sự sụt giảm giá trị đồng tiền của họ.

Trong khi doanh thu thuế chắc chắn sẽ giảm vì đình trệ kinh tế do đại dịch COVID-19 và các biện pháp cách ly xã hội liên quan, chi tiêu tài khóa sẽ phải tăng để kích thích hoạt động kinh tế và bù đắp cho nhu cầu của khu vực tư nhân, đồng thời củng cố cơ sở hạ tầng y tế.

Điển hình, Malaysia đã đề xuất gói kích thích kinh tế khổng lồ có giá trị tương đương 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong khi Indonesia đã tạm thời gác lại các quy tắc kỷ luật tài khóa được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

IMF dự báo thâm hụt ngân sách chung của các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt mức tương đương 8,9% GDP trong năm nay, cao hơn 1,8 lần so với mức ước tính được đưa ra vào mùa Thu năm 2019. Tỷ lệ thâm hụt sẽ thiết lập mức cao mới cho Indonesia và Nam Phi, trong khi các quốc gia sản xuất dầu như Brazil và Mexico cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ đà lao dốc của giá dầu thế giới.

Nguy cơ hạ cấp xếp hạng tín nhiệm khiến gánh nặng nợ tăng cao

Các thị trường mới nổi đang bị cuốn vào một "cơn bão hoàn hảo", IMF cho biết. Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu nước Mỹ S&P Global Rating cũng đã hạ cấp xếp hạng của 15 quốc gia kể từ tháng 1/2020 với lý do yếu kém tài chính. Cùng với đó, khoảng 10 quốc gia khác cũng đang có nguy cơ tiếp tục xuống hạng.

Số quốc gia bị hạ cấp xếp hạng tín nhiệm trong năm 2020 có thể lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011. Nếu uy tín của một quốc gia bị tổn hại do bị hạ cấp xếp hạng, khả năng trả nợ của quốc gia đó sẽ là một thách thức.

Điều này có thể dẫn đến động thái gia tăng lãi suất và khiến trái phiếu chính phủ mất giá. Một ví dụ điển hình là Ecuador, nước này rơi vào tình trạng vỡ nợ khi giá dầu thô lao dốc khiến đất nước rơi vào bế tắc tài chính.

Nợ của các thị trường mới nổi đã tăng lên mức cao kỷ lục và đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế thế giới. Trong khi đó, nợ của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả khu vực công và tư nhân, đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 71.000 tỷ USD vào tháng 12/2019, tương đương  2,2 lần tổng GDP của các nền kinh tế này, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Các khoản nợ và lãi được định giá bằng đồng USD sẽ tăng khi giá trị tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi tiếp tục mất giá so với đồng USD. IIF cho biết các nền kinh tế mới nổi sẽ cần huy động thêm 730 tỷ USD vào cuối năm nay để đáp ứng nhu cầu trả nợ bằng ngoại tệ.

Trong khi đó, việc giá trị đồng tiền của một quốc gia giảm cũng tạo ra áp lực lạm phát khiến giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng. Hậu quả là các thị trường mới nổi, vốn đã chịu ảnh hưởng từ đại dịch, có thể suy yếu hơn về kinh tế và phải đối mặt với vòng xoáy suy giảm tiền tệ.

Trong một cuộc họp báo, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã đề cập đến một kế hoạch kích thích bổ sung và khẳng định Fed sẽ sử dụng "đầy đủ các công cụ để hỗ trợ nền kinh tế vào thời điểm đầy thách thức này".

Xem thêm: Thị trường thăng hoa, VN-Index sẽ kiểm định lại mốc 800 điểm rồi tiếp tục đà tăng?

Theo TTXVN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.