Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đại diện Sở Du lịch TP. HCM, khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho TP. HCM thí điểm đón khách du lịch, Sở đã trình UBND TP. HCM kế hoạch đón khách với 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ tháng 1 đến 31/3, thành phố sẽ đón khách quốc tế đến các địa phương được Thủ tướng cho phép thí điểm.
Giai đoạn 2, từ tháng 4 trở đi, TP. HCM mở rộng việc đón khách quốc tế dựa trên tình hình của cả nước và khu vực, đưa khách đến tham quan các điểm phù hợp.
Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ đón khách quốc tế, TP. HCM đã ban hành các tiêu chí đánh giá tại cơ sở lưu trú, điểm tham quan, nhà hàng, công ty du lịch,… Qua 1 tuần triển khai, hơn 13 cơ sở lưu trú từ 3-5 sao đã được Sở Du lịch thẩm định, cho phép tham gia thí điểm, 56 khách sạn từ 3-5 sao đang tiếp tục chuẩn bị hồ sơ.
Thành phố cũng ghi nhận 10 doanh nghiệp đăng kí tham gia chương trình thí điểm, 7/45 điểm tham quan trên địa bàn đã nộp hồ sơ thẩm định.
Nhằm đa dạng hóa, làm mới ngành du lịch địa bàn, TP. HCM đã và đang phối hợp với các quận, huyện, tổ chức các đoàn khảo sát để khai thác thêm 6 chương trình mới, tập trung mở rộng các tour du lịch xanh về vùng ven.
Công tác truyền thông “TP. HCM là điểm du lịch an toàn” cũng được tiếp tục, trong đó chú trọng việc phối hợp với Sở Y tế xây dựng bộ tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các đơn vị liên quan.
Ngoài ra, Sở cũng kết nối với các tỉnh thành lân cận để phát triển các tour du lịch; tiếp tục đẩy mạnh, nâng tầm các sự kiện du lịch sẵn có, đưa ra những dự kiện mới, cố gắng mỗi tháng sẽ có 1 sự kiện đặc biệt để thu hút khách đến với TP. HCM.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.