Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.
Với lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm nay lên đến trên 17.600 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang khiến cho các ngân hàng còn lại phải "bất lực" trong cuộc đua về tốc độ tăng trưởng cũng như quy mô lợi nhuận.
Nhìn về phía sau, đàn anh một thời - Agribank - có lợi nhuận 9 tháng chưa đến 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vị trí thứ ba thuộc về Techcombank với 8.860 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng... một nửa mức lợi nhuận của Vietcombank.
Giai đoạn 2015 - 2018, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm và tăng dần qua các năm.
Cụ thể, nếu như năm 2015 tăng trưởng lợi nhuận chỉ ở mức 16% thì sang năm 2016, mức tăng đã lên 25%, rồi lại tăng lên 33% trong năm 2017. Sang năm 2018, mức tăng lên đến 61%.
Điều gì đã nâng bước lợi nhuận cho Vietcombank trong những năm vừa qua?
Có nhiều yếu tố, song, quan trọng nhất vẫn là các yếu tố liên quan đến tín dụng - mảng kinh doanh cốt lõi của mọi ngân hàng.
Tại Việt Nam, có một đặc thù là các ngân hàng bị giới hạn tăng trưởng tín dụng bởi chỉ tiêu hàng năm được giao bởi cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank là đầu tàu thực thi chính sách tiền tệ, vì vậy mà theo định hướng chung là giảm dần tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế, giai đoạn 2015 - 2018, tăng trưởng tín dụng hàng năm của Vietcombank cũng giảm dần.
Theo đó, dư nợ cho vay của ngân hàng này năm 2015 đạt mức tăng 20%, sau đó giảm xuống 19% vào năm 2016, xuống 18% vào năm 2017 và ở mức 16% trong năm 2018. Năm 2019, mức tăng thậm chí có thể còn thấp hơn.
Việc bị giới hạn trong tăng trưởng tín dụng khiến doanh thu từ mảng này không thể tăng trưởng ngày càng nhanh qua các năm. Năm 2015, doanh thu từ tín dụng (thể hiện bằng chỉ tiêu "thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự" - gọi tắt là "thu nhập lãi") chỉ ở mức 12%. Con số ở các năm 2016, 2017 và 2018 cao hơn và cùng mặt bằng, lần lượt đạt 20%, 22% và 21%.
Sở dĩ mặt bằng tăng trưởng doanh thu đa phần cao hơn mặt bằng tăng trưởng dư nợ cho vay, thậm chí các năm tăng trưởng dư nợ cho vay giảm dần thì tăng trưởng doanh thu vẫn giữ được mặt bằng cao, là bởi trong những năm qua, Vietcombank đã dần thay đổi cấu trúc cho vay sang các khoản cho vay có biên lợi nhuận cao hơn, nhất là cho vay cá nhân.
Bên cạnh đó, việc hiệu quả hoạt động tăng dần qua các năm cũng giúp ngân hàng này giữ được mức tăng trưởng cao về doanh thu tín dụng.
Mặc dù tăng trưởng dư nợ cho vay bị giới hạn khiến tăng trưởng doanh thu phần nào cũng bị giới hạn nhưng tăng trưởng lợi nhuận từ mảng tín dụng của Vietcombank ở một số năm lại rất cao. Chẳng hạn như năm 2015, lợi nhuận từ mảng tín dụng (thể hiện qua chỉ tiêu "thu nhập lãi thuần") tăng tới 31%, hay như năm 2018, mức tăng là 29%, giúp tín dụng trở thành động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngân hàng.
Nguyên nhân là bởi, chi phí vốn tăng trưởng chậm, thậm chí giảm. Như năm 2015, chi phí vốn đã giảm 2%. Trong khi năm 2018, chi phí vốn chỉ tăng 13%, do vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư (thể hiện qua chỉ tiêu "tiền gửi khách hàng") tăng chậm hơn dư nợ cho vay.
Nhìn lại tiến trình tăng trưởng lợi nhuận mảng tín dụng gắn liền với tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng chi phí vốn để thấy, ở quá khứ cũng như trong tương lai, trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu phần nào bị hạn chế bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng, việc giữ tăng trưởng chi phí vốn ở mức thấp hơn tăng trưởng doanh thu sẽ tạo ra tăng trưởng lợi nhuận lớn cho mảng tín dụng của Vietcombank, từ đó tạo tăng trưởng lợi nhuận lớn cho toàn ngân hàng.
Cơ chế là giữ tăng trưởng tiền gửi khách hàng ở mức thấp hơn tăng trưởng dư nợ cho vay, kéo theo chi phí vốn tăng trưởng thấp hơn doanh thu tín dụng.
Như năm 2018, tăng trưởng tiền gửi khách hàng ở mức 13%, tương đương trên 93.400 tỷ đồng. Số tiền này đủ để tài trợ cho mức tăng dư nợ cho vay 16%, tương đương trên 88.400 tỷ đồng. Nhờ vậy mà lợi nhuận từ mảng tín dụng tăng tới 29%, do doanh thu thu tăng 21% nhưng chi phí vốn lại chỉ tăng 13%.
Không nhiều ngân hàng làm được như Vietcombank, bởi đa phần các ngân hàng đã không còn dư địa do dư nợ tín dụng đã xấp xỉ, thậm chí vượt cả tiền gửi khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn - đối thủ cạnh tranh chính của Vietcombank.
Trong khi đó, tại Vietcombank, dư nợ tín dụng chỉ bằng khoảng chưa đầy 4/5 lượng tiền gửi khách hàng, tương đương khoảng cách khoảng gần 200.000 tỷ đồng.
Về chỉ tiêu tài chính, khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng (hay rộng hơn là vốn huy động) được thể hiện qua tỷ lệ LDR. Tỷ lệ LDR tỷ lệ thuận với dư nợ tín dụng và tỷ lệ nghịch với tiền gửi khách hàng. LDR càng cao thì khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng càng nhỏ, dư địa tăng trưởng lợi nhuận bằng cách dãn rộng doanh thu - chi phí vốn theo đó càng thấp.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ LDR ở nhóm ngân hàng thương mại gốc nhà nước lên đến trên 92%; trong khi con số này ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân là trên 84%. Trong khi đó, LDR của Vietcombank chỉ ở mức khoảng 80%, thấp hơn nhiều mặt bằng chung và thấp hơn hẳn các ngân hàng gốc quốc doanh khác như VietinBank, BIDV.
Tất nhiên, Vietcombank sẽ không tăng LDR một cách dồn dập mà chỉ tăng khi cần phải dùng dư địa này để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận mà ban lãnh đạo mong muốn. Đây sẽ là "của để dành" để ngân hàng này dùng dần trong những năm sắp tới, nhằm giữ tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao hơn so với trung bình ngành.
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.