Trở về bên dòng sông Lam...

Văn Tuân - 10/02/2024 23:29 (GMT+7)

(VNF) - Về Hà Tĩnh, nếu không một lần ghé bến Giang Đình, thử lênh đênh trên du thuyền thưởng ngoạn sông Lam, ngắm cầu Bến Thủy thì e rằng chưa thể gọi là đủ để cảm hết vẻ đẹp của Hà Tĩnh. Mỗi khúc sông là một câu chuyện kể, thì thầm vọng lại từ ngàn xưa những chiến công hào hùng của lịch sử...

VNF
Bên bờ sông Lam. (Ảnh: Thanh Hải)

Đôi bờ Sông Lam

Sông Lam hay các tên gọi khác là Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan... thực ra vẫn chỉ là những cái tên để gọi một dòng sông chạy giữa đôi bờ Nghệ An và Hà Tĩnh. Con sông Lam được tạo thành bởi 2 con sông nhỏ là Nậm Nơn và Nậm Mộ, một dòng có màu nước đỏ như gạch và một dòng trong xanh chảy về từ đầu nguồn bên kia biên giới nước bạn Lào về lãnh thổ Việt Nam thì hợp lưu ở ngã ba Cửa Rào và đổ ra biển Đông ở Cửa Hội...

Với chiều dài hơn 360km chảy qua lãnh thổ Việt Nam, sông Lam uốn lượn theo các sườn núi trên hành trình về với biển và là dòng “sông mẹ” góp phần hình thành, hun đúc nên truyền thống lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc của xứ Nghệ, là chứng tích của những thăng trầm biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của người dân Nghệ An – Hà Tĩnh.

Phía bên kia sông (Nghệ An) từ thượng nguồn về đến hạ lưu, hai bên bờ sông Lam, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ khẳng định sự có mặt của con người Việt cổ trên đất Nghệ An, như di chỉ Đồi Đền (Tương Dương), đồi Rạng, đồi Si (Thanh Chương), hay di chỉ núi Đụn (Nam Đàn) gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của vua Mai Hắc Đế.

Bên này sông (Hà Tĩnh) di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi (Nghi Xuân) là một trong những di sản đặc sắc, hiếm có trong hệ thống di tích khảo cổ học Việt Nam đã minh chứng cho vùng đất có bề dày lịch sử. Núi Hồng Lĩnh cũng tạo lên “vóc dáng” linh thiêng gắn liền với dòng Sông Lam bao đời. Ở đó có những di tích lịch sử văn hóa vô giá như chùa Hương Tích, chùa Long Đàm, chùa Thiên Tượng, chùa Chân Tiên...

Dọc sông Lam, nhiều tên bến, tên làng đã đi vào lịch sử cùng những địa danh nổi tiếng như Bến Thuỷ, Vạn Rú, đò Cung, phà Đô Lương (Nghệ An); bến Tam Soa (Hà Tĩnh) hay những tên làng cổ rạng danh khoa bảng như Cẩm Thái, Trung Cần, Hoành Sơn (Nghệ An); Yên Hồ, Tiên Điền, Uy Viễn, Trung Lương (Hà Tĩnh) đã góp phần tạo nên một vùng văn hóa Hồng Lam đậm đà bản sắc.

Ngoài bề dày trầm tích văn hóa lâu đời, hai bên dòng sông Lam còn có hệ thống di tích danh thắng đặc sắc như đền Quả Sơn, đình Hoành Sơn, miếu mộ và đền thờ vua Mai, đền Hoàng Mười… (Nghệ An) đến Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền Củi (Hà Tĩnh) gắn liền với những lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng sông nước Lam giang đã tạo nên một tiền đề cho sự phát triển của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh như ngày nay.

Du thuyền Giang Đình Cổ Độ

Nhịp xuôi bến mới

Một lần ngược dòng sông Lam trong xanh thơ mộng, chuyện trò với những người con Hà Tĩnh có chất giọng kể như thủ thỉ và được thưởng thức những làn điệu dân ca trữ tình dí dỏm mà da diết lòng người mới cảm nhận được hết vì sao con sông lại đi vào thơ ca với những giai điệu ngọt ngào đến thế.

Lẫn trong nắng và gió mơn man là những giọng hò làm thức dậy cả một dòng xanh mát, những ánh mắt trao nhau đầy trìu mến, những ly rượu sóng sánh mềm môi như say, như tỉnh bởi vẻ đẹp của đất trời, của lòng người. Những xóm chài bình yên thoắt ẩn thoắt hiện sau những rặng tre bên bãi bồi, những con bãi đá nằm hiên ngang giữa ngã ba sông, những con thuyền nhỏ chạy ngược chạy xuôi… tạo lên một dòng nhịp sống vô thường tồn tại hàng ngàn năm qua trên dòng Lam.

Ông Trần Quốc Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Song Ngư Sơn Giang Đình cho biết, nhận thấy được vẻ đẹp và tiềm năng của dòng sông Lam như là một món quà của thiên nhiên ban tặng mà chưa được khai thác nên ông đang có tâm huyết đầu tư hàng tỷ đồng để đưa du khách thưởng ngoạn những vẻ đẹp của vùng sông, biển này.

Là một người con của miền Trung, nhiều năm bôn ba ở nước ngoài trở về quê hương ông mong muốn được góp phần đẩy mạnh du lịch Hà Tĩnh, Nghệ An thông qua việc khôi phục lại bến Giang Đình Cổ Độ, một địa danh lịch sử nhiều ý nghĩa văn hóa của Hà Tĩnh, đồng thời mong muốn góp phần khôi phục, gìn giữ, phát triển những giá trị của ca trù Cổ Đạm và dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh - một trong những di sản phi vật thể quốc gia quý giá của nước nhà.

Đến nay, Công ty Song Ngư Sơn Giang Đình đã đầu tư hàng tỷ đồng khôi phục lại bến Giang Đình Cổ Độ và đầu tư những con thuyền lớn phục vụ cho du khách khi muốn du ngoạn trên dòng sông Lam. “Về với Hà Tĩnh, Nghệ An nếu không một lần ghé bến Giang Đình, thử lênh đênh trên du thuyền thưởng ngoạn sông Lam, ngắm cầu Bến Thủy thì e rằng chưa thể gọi là đủ để cảm hết vẻ đẹp của vùng đất xứ Nghệ...”, ông Trần Quốc Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Song Ngư Sơn Giang Đình tự hào.

Ông Lâm cũng thông tin, tour du thuyền sông Lam kết hợp du lịch tâm linh đã được công ty đưa vào vận hành khai thác nhằm phục vụ du khách gần xa khi về với Hà Tĩnh, Nghệ An. Điểm đầu tour du thuyền sông Lam là từ bến Giang Đình, điểm cuối là đền Củi (Đền Ông Hoàng Mười), khoảng cách giữa 2 điểm dài 13km đường sông và trên đường đi du khách sẽ được ghé thăm 2 điểm là cụm Cầu phao Bến Thủy và Đền vua Quang Trung.

Chị Trần Phạm Diệu Linh, một cán bộ quản lý khu di tích tại huyện Nghi Xuân nhận định, dù mô hình du thuyền sông Lam mới đi vào hoạt động nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền, nhân dân huyện Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh. Khách du lịch sau khi được tham gia trải nghiệm đã đánh giá rất cao và lượng khách tìm đến với du thuyền Giang Đình Cổ Độ đang ngày một tăng, đặc biệt là khách đến từ Hà Nội.

Đến Hà Tĩnh, trải nghiệm du thuyền sông Lam sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc hơn về vùng địa linh nhân kiệt. Một nét chấm phá mới trong bản đồ du lịch Hà Tĩnh đã được đánh dấu và chắc chắn sẽ đọng lại những cảm xúc khó phai mờ.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.