Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng 9/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Cùng với đó là việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.
Tại phiên họp, ông Phạm Văn Hoà, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, đã đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính làm rõ về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước, vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, chi thường xuyên chưa có dự toán chi của năm 2021 là hơn 14.000 tỷ đồng, phát sinh thực tế theo yêu cầu nên đã chi để quyết toán năm 2021.
"Việc chi trước quyết toán sau không nằm trong kế hoạch chi hàng năm đã và đang diễn ra là chưa đúng quy định của Luật Ngân sách, đề nghị Chính phủ có quan tâm", đại biểu Hoà nói.
Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hoà cũng đề nghị làm rõ về điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Ông Hoà cho biết đây là hai đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giai đoạn 2016-2020.
"Theo tôi, đây là tỷ lệ phân bổ cho chi đầu tư phát triển tối thiểu, theo quy định của Thường vụ Quốc hội là 10% kinh phí đảm bảo cho hoạt động của 2 tổng cục này. Tuy nhiên, thực tế giao chỉ tiêu chi đầu tư cho Tổng cục Thuế chỉ có 2,4%, Tổng cục Hải quan là 2,1% chưa đúng theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên không đủ chi cho đầu tư xây dựng của 2 cơ quan này", ông Hoà nêu.
Đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng trong quá trình thực hiện thì thiếu vốn nên đề xuất điều chỉnh vốn chi thường xuyên sang vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đã và đang thi công hoàn thành cho các nhà đầu tư. Tổng vốn điều chỉnh là hơn 2.268 tỷ đồng với 95 dự án.
Tuy nhiên, đại biểu Hoà cũng đề nghị Chính phủ cần làm rõ tại sao phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho 2 đơn vị này không đảm bảo theo quy định hàng năm mà lại đề xuất điều chỉnh vốn chi thường xuyên, nguyên nhân vốn chi thường xuyên lại dư vốn rất cao, hơn 2.000 tỷ đồng.
"Việc này còn thực hiện cho các năm sau hay không, vì sao phân bổ vốn chi thường xuyên dư nhiều, phân bổ vốn xây dựng cơ bản lại thiếu", đại biểu Hoà nhấn mạnh.
Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, việc bố trí 390 tỷ đồng cho 43 dự án để thanh toán giá trị khối lượng theo biên bản nghiệm thu, khối lượng đã hoàn thành, đề nghị làm rõ 43 dự án này đã hoàn thành sao lại không có vốn chi trả.
"Theo quy định có vốn mới lập kế hoạch, đằng này dự án đã hoàn thành lại sử dụng vốn chi thường xuyên để chi trả. Nếu giả sử vốn chi thường xuyên không đủ thì vốn đâu chi trả cho các dự án đã hoàn thành. Việc 16 dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành năm 2023 bố trí vốn 491 tỷ theo tiến độ triển khai của các dự án đã thanh toán giá trị khối lượng đã hoàn thành và 24 dự án chuyển tiếp bổ sung, bố trí 813 tỷ, dự kiến hoàn thành trong 2 năm 2023 và 2024 sao lại không bố trí vốn xây dựng cơ bản, đề nghị giải thích rõ", đại biểu Hoà đặt vấn đề.
Vị đại biểu này cũng cho hay, tương tự 12 dự án bố trí vốn 572 tỷ, theo báo cáo là các dự án cấp bách cần được bố trí vốn thực hiện là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này bao gồm xây dựng trụ sở mới, sửa chữa tại trụ sở.
"Có điều đáng quan tâm là hầu hết các trụ sở của các cơ quan thuế, hải quan rất đồ sộ, khang trang, diện tích rất rộng, có nơi ở không hết. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu các dự án sau này, ngoài các danh mục trình Quốc hội kỳ này, cần bố trí vốn xây dựng cơ bản cho phù hợp", ông Hoà nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hoà cũng đề nghị làm rõ về điều chỉnh kế hoạch vốn vay năm 2022 của các địa phương.
Theo đại biểu Hoà, mặc dù việc điều chỉnh tại thời điểm cuối năm 2022 có khó khăn trong việc triển khai thực hiện giải ngân nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trả nợ sớm, giảm chi phí trả nợ là cần thiết, trong đó tăng dự toán vay của 8 địa phương, một địa phương trả nợ gốc, 7 địa phương giảm dự toán vay.
Việc điều chỉnh tăng, giảm, bội chi của ngân sách địa phương không tăng là đảm bảo hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến từng địa phương dự toán để sau này đảm bảo nếu có vay phải dự toán cho đúng để không phải điều chỉnh tăng, giảm hàng năm như hiện nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.