Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày hôm nay (15/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố chính phủ và các công ty của Trung Quốc sẽ ngừng hợp tác hoặc tiếp xúc thương mại với các công ty Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Ông Cảnh không nêu chi tiết về lệnh trừng phạt cũng như tên các công ty Mỹ sẽ bị cắt đứt hợp tác thương mại, tuy nhiên ông khẳng định rằng “người Trung Quốc đã nói là làm”.
Trước đó 1 ngày, hãng tin People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài viết nêu tên các công ty Mỹ có thể bị trừng phạt vì thương vụ với Đài Loan.
Bài viết có nhắc tới Honeywell International Inc, công ty sản xuất động cơ cho xe tăng Abrams và nhà sản xuất máy bay phản lực tư nhân Gulfstream Aerospace thuộc sở hữu của General Dynamics. Trung Quốc vốn là thị trường quan trọng đối với cả hai công ty này.
Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/7 thông báo đã phê duyệt hợp đồng bán 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 tên lửa phòng không vác vai Stinger và khí tài đi kèm có tổng trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan.
Nếu dự án này được hiện thực hóa, đây sẽ là hợp đồng quân sự lớn đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan trong hàng chục năm qua.
Bắc Kinh đã trao công hàm thông qua kênh ngoại giao để bày tỏ "sự không hài lòng và kiên quyết phản đối" việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc”, can thiệp thô bạo các vấn đề nội bộ và làm suy yếu chủ quyền, lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thương vụ bán vũ khí 2,2 tỷ USD cho Đài Loan góp phần thúc đẩy hòa bình ở eo biển và trong khu vực, tuân thủ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979. Đạo luật này quy định rằng Mỹ cần đảm bảo cung cấp cho hòn đảo những phương tiện để Đài Loan tự phòng vệ.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Tuy nhiên, cũng trong năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, có các điều khoản về việc Mỹ và Đài Loan bảo vệ lẫn nhau. Theo đó, Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc lượng vũ khí và viện trợ quân sự đủ để hòn đảo này có thể tự vệ.
Việc đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan dường như là cách Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 3 cho biết Washington đang phản ứng tích cực với các yêu cầu của Đài Bắc về việc bán vũ khí mới để tăng cường phòng thủ trước áp lực từ Trung Quốc.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã cảnh báo rằng "nếu bất cứ ai dám tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc không còn cách nào khác là phải chiến đấu bằng mọi giá".
Xem thêm >> Hoạt động khó khăn sau lệnh cấm, Huawei tính sa thải hàng trăm nhân viên tại Mỹ
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.